Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein: “Cuộc khủng hoảng giáo sĩ lạm dụng tình dục chính là 'thảm kịch 11/9' của Giáo hội...”

Thứ Tư, 12-09-2018 | 18:35:48

Trong khi cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục hiện nay tương đương với ‘thảm kịch 11/9’ của Giáo hội, người Công giáo có thể tiếp tục duy trì hy vọng nếu như họ vẫn chú tâm tìm kiếm Thiên Chúa trên tất cả những vấn đề khác, Đức Tổng Giám mục Georg Gänswein, viên thư ký riêng của nguyên Giáo hoàng Benedict XVI, cho biết.

Archbishop Georg Gänswein. Credit: Bohumil Petrik

“Tôi nhận thấy thời điểm khủng hoảng nghiêm trọng này, mà hiện nay không còn bị che giấu bởi bất kỳ ai, trên hết là thời đại của Ân sủng, bởi vì cuối cùng sẽ không có bất kì nỗ lực đặc biệt nào để giải thoát chúng ta, mà chỉ là ‘Chân lý’ như Thiên Chúa đã bảo đảm với chúng ta”, Đức TGM Gänswein nói.

Trong cuốn sách này, Đức TGM Gänswein nói, tác giả Dreher lưu ý rằng “sự vắng bóng của Thiên Chúa không có nghĩa làThiên Chúa không còn tồn tại nữa. Thay vào đó, điều đó có nghĩa là nhiều người không còn nhận ra Thiên Chúa, bởi vì bóng tối đã bủa giăng trước mặt Thiên Chúa”.Đức TGM Gänswein, người đứng đầu Phủ Giáo Hoàng, đã phát biểu tại buổi ra mắt ấn bản tiếng Ý của cuốn sách gần đây của tác giả Rod Dreher, “Lựa chọn của Đức Benedict” hôm 11 tháng 9.

Ngày nay, bài diễn văn của Đức TGM Ganswein phản ánh, “đó chính là bóng tối của tội lỗi cũng như những vi phạm và những tội ác từ bên trong Giáo Hội mà đối với nhiều người, đã làm lu mờ sự hiện diện rực rỡ của Ngài”.

Đức TGM Ganswein lưu ý thời điểm của bài thuyết trình, rơi vào đúng dịp kỷ niệm lần thứ 17 vụ tấn công xảy ra vào ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại Hoa Kỳ.

Đức TGM Ganswein đã thu hút sự chú ý đối với “báo cáo của Bồi thẩm đoàn Pennsylvania, mà hiện nay Giáo hội Công giáo cũng đã phải đưa ra một cái nhìn kinh hoàng về những điều đã tạo thành ‘thảm kịch 11/9’ của Giáo hội, thậm chí ngay cả khi thảm họa này không chỉ xảy ra trong một ngày , nhưng qua nhiều ngày và nhiều năm, và ảnh hưởng đến vô số các nạn nhân”.

Đức TGM Ganswein giải thích rằng ngài “không so sánh các nạn nhân cũng như con số các trường hợp lạm dụng trong Giáo hội Công giáo với con số 2.996 người vô tội đã thiệt mạng trong các vụ tấn công khủng bố nhằm vào Trung tâm Thương mại Thế giới và Lầu năm góc vào ngày 9 tháng 9 năm 2001”.

Tuy nhiên, Đức TGM Ganswein nói, thực tế của những tâm hồn bị tổn hại bởi những hành động của các linh mục Công giáo ở Mỹ là hết sức thảm khốc.

Đức Benedict XVI đã cảnh báo về thiệt hại này đối với các linh hồn khi Ngài than phiền với các giám mục Hoa Kỳ vào năm 2008 về “nỗi đau to lớn mà các hội đoàn đã phải chịu đựng khi các giáo sĩ đã phản bội lại sứ vụ và trách nhiệm của linh mục thông qua hành vi vô đạo đức như vậy”, Đức TGM Ganswein nói.

Đức TGM Ganswein cũng đã chia sẻ về những lời khác của nguyên Giáo Hoàng Benedict XVI vốn làm sáng tỏ cuộc khủng hoảng hiện tại trong Giáo hội. Phát biểu với các nhà báo trên chuyến bay đến Fatima vào năm 2010, Đức Benedict đã cảnh báo, “Thiên Chúa đã nói với chúng ta rằng Giáo Hội sẽ liên tục phải chịu đau khổ, theo những cách thức khác nhau, cho đến khi thế giới qua đi… các vụ tấn công nhằm vào Giáo Hoàng và Giáo Hội cũng như nhưng những đau khổ của Giáo Hội xuất phát chính ngay từ trong Giáo Hội, từ tội lỗi tồn tại trong Giáo Hội”.

Năm năm trước đó, khi một vị Hồng y suy tư về Chặng Đàng Thánh Giá, Đức Benedict đã nhận xét như sau: “Có biết bao nhiêu sự nhơ nhuốc tồn tại trong Giáo Hội, và thậm chí ngay cả trong số những người, trong sứ vụ tư tế, mà lẽ ra nên hoàn toàn thuộc về Ngài!”.

Thậm chí ngay cả trước những tiết lộ gần đây về tình trạng lạm dụng tình dục cũng như việc che đậy vụ việc, nhiều người đã rời bỏ Giáo hội với số lượng lớn ở một số quốc gia, Đức TGM Ganswein nói, đồng thời chỉ ra những thống kê gần đây cho thấy rằng “người Công giáo vẫn không rời bỏ Giáo hội ở Đức, 9,8% vẫn còn tham dự Thánh lễ Chúa nhật”.

Trong cuốn sách của mình, tác giả Dreher đã nhấn mạnh việc các tu viện do Thánh Benedict sáng lập vào những năm 500 như là một khuôn mẫu cho việc bảo tồn văn hóa trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng xã hội.

Nhưng qua việc thực hiện khuôn mẫu này, Đức TGM Gänswein cho biết, quả là quan trọng cần phải lưu ý những nhận xét của nguyên Giáo hoàng Benedict rằng “không phải là các giáo sĩ có ý định hình thành một nền văn hóa hay thậm chí là bảo tồn văn hóa từ quá khứ”. Thay vào đó, động cơ của họ chỉ đơn giản là việc tìm kiếm Thiên Chúa.

Đây chính là nhiệm vụ đối với những người mà ngày nay hy vọng đóng góp cho việc xây dựng lại Giáo Hội, Đức TGM Gänswein nói.

“Nếu như Giáo Hội không biết cách làm cách nào để lần này tự đổi mới với sự trợ giúp của Thiên Chúa, thì toàn bộ trù hoạch của nền văn minh của chúng ta một lần nữa cũng lại bị đe dọa. Đối với nhiều người, dường như Giáo Hội của Chúa Giêsu Kitô sẽ không bao giờ có thể phục hồi từ thảm họa của những tội lỗi của nó – dường như nó gần như bị nuốt chửng bởi những tội lỗi ấy”.

Nhưng cuối cùng, người Công giáo đặt niềm hy vọng vào lời hứa của Chúa Kitô, rằng tội lỗi sẽ không bao giờ có thể thắng thế trên Giáo Hội, Đức TGM Gänswein nói.

Nguyên Giáo hoàng Benedict cũng đã nhận ra chân lý này, trong bài giảng Thánh lễ đầu tiên trong Triều đại Giáo hoàng của mình, khi Ngài nói, “Giáo Hội vẫn còn tồn tại. Và Giáo Hội còn non trẻ. Giáo Hội đặt mình vào tương lai của thế giới và do đó chỉ cho mỗi người chúng ta con đường hướng tới tương lai… Giáo Hội còn tồn tại – Giáo Hội còn hiện hữu bởi vì Đức Kitô vẫn còn đang sống, bởi vì Ngài đã thực sự đã sống lại”.

Với thực tế này trong tâm trí, người Công giáo có thể đối mặt với tương lai với niềm hy vọng, Đức Tổng Giám mục Ganswein nói, đồng thời mong ước rằng cuộc khủng hoảng hiện tại có thể được biến đổi thành một thời gian của sự thanh lọc và đổi mới.

“Thậm chí ngay cả ‘thảm kịch 11/9’ tàn bạo của Giáo hội Công giáo hoàn vũ cũng không thể làm suy yếu hoặc phá hủy chân lý này, nguồn gốc của nền tảng của nó bởi Đấng Phục sinh”.

Minh Tuệ chuyển ngữ
 (catholicnewsagency.com) 

Tags: , , , ,