Phá thai và trợ tử – quyết định theo tự do cá nhân – đúng hay sai?

Thứ Tư, 30-08-2017 | 19:03:20

Tất cả những gì đi ngược với chính sự sống, như giết người dưới bất cứ hình thức nào, diệt chủng, phá thai, giết chết cách êm dịu, hoặc tự tử trực tiếp; tất cả những gì xâm phạm sự toàn vẹn của con người …..tất cả những điều nói trên và những điều tương tự đều thực sự ô nhục.

Câu hỏi: Thưa cha, tại sở làm chúng con đôi khi có nói về những vấn đề như phá thai và trợ tử và buổi nói chuyện thường kết thúc bằng những ý kiến bất đồng. Người kia nói rằng chúng ta có tự do để làm theo ý mình. Con muốn biết là thực sự có vấn đề luân lý cá nhân hoặc có một nền tảng khách quan nào đó hầu có thể áp dụng cho tất cả hay không?

Đây là một câu hỏi quan trọng trong đó có nhiều điều khiến chúng ta bối rối. Để trả lời cho câu hỏi này, nếu chúng ta có thể lên Internet và đặt câu hỏi liệu có một sự khách quan về luân lý hay không? chúng ta sẽ thấy hầu hết các tài liệu viết về đề tài này đều tán thành cái nhìn rằng luân lý không đặt trên nền tảng khách quan – nghĩa là một cái gì đó chung chung cho mọi người, hoặc thuộc về ý kiến cá nhân nhưng là chủ quan.

Trong cuộc sống chúng ta thường nghe những lý luận như: không có một nền luân lý tuyệt đối. Luân lý là vấn đề dành cho một cá nhân để quyết định. Mặc dầu những lý luận này có rất nhiều. Tuy nhiên, thực sự luân lý không phải là một việc mà một cá nhân có thể tự quyết định được. Nó thuộc chủ quan và vì thế có những luân lý tuyệt đối. Thế nhưng làm sao chúng ta có thể chắc chắn về việc này?

Một số người lý luận dựa vào kinh thánh, mà trong đó ngay từ thời Môisen, đã nói rất rõ ràng rằng giết người vô tội, phạm tội ngoại tình, trộm cắp và nói láo luôn luôn là sai. 10 giới răn cũng nói như vậy. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể giải thích cho các kitô hữu, trong khi cuộc sống có nhiều người không tin vào Kinh Thánh, vì vậy những lý luận này hầu như sẽ không thuyết phục được họ. Vì thế có lẽ chúng ta nên đưa thêm ra những lý luận dựa trên một nền tảng nào đó cơ bản và phổ quát hơn là chỉ dựa Kinh Thánh. Nền tảng nào đó ở đây không có gì khác hơn là bản tính con người. Để hiểu đâu là ý nghĩa của bản tính con người một cách đơn giản chúng ta ý thức rằng tất cả con người đều có những điểm chung, giống như bản tính của một con bò là những gì mà tất cả những con bò khác đều có, và bản tính của hoa hồng là những gì mà những cây hoa hồng khác phải có.

Là con người, chúng ta có một nhân phẩm cơ bản: Chúng ta là một ai đó chứ không phải là một sự vật gì đó. Chúng ta có trí óc có suy luận và ý muốn tự do và có thể dựa vào những hành động khác nhau và sau khi đã suy xét những hậu quả có thể có của mỗi hành động, chúng ta chọn để làm.

Một cách tự nhiên, là một sinh vật xã hội, chúng ta được gọi để sống trong sự hiệp thông với người khác, có thể trong đời sống hôn nhân và gia đình hoặc trong một xã hội rộng lớn hơn. Chúng ta cần sự hiện diện của người khác đồng thời chúng ta cũng được mời gọi để cống hiến những điều tốt lành cho người khác.

Trong cái nhìn về nhân phẩm và bản tính xã hội tự nhiên, chúng ta nhận ra rằng có những thái độ hoặc những chọn lựa luân lý có hại đến sự tốt lành của một cá nhân hoặc xã hội. Những việc làm như giết hại trẻ em, dầu cho còn trong bụng mẹ hoặc sau khi sinh ra, hãm hiếp phụ nữ, trộm cắp luôn luôn có hại đến sự thiện hảo của một cá nhân và xã hội. Những hành động này không cống hiến một sự tốt lành thiện hảo nào cho con người cả. Chúng thực sự là sự dữ, là tội lỗi. Một cách khách quan chúng rất sai. Chúng không phải là vấn đề thuộc về ý kiến cá nhân nhưng thuần tuý là một hành động thuộc về luân lý.

Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, trong thông điệp Veritatus Splendor (1993), nói rằng: lý trí chứng thực rằng có những đối tượng thuộc hành động con người theo mà bản tính “không tương xứng quy luật” đối với Thiên Chúa, bởi vì chúng mâu thuẫn với sự tốt lành của con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa. Có những hành động mà theo truyền thống luân lý giáo hội, đã được cho là “xấu tự bản chất.” Nghĩa là tự bản chất những hành động đó luôn luôn xấu, dựa trên đối tượng của chúng, cũng như từ những mục đích ẩn dấu đàng sau của hành động và hoàn cảnh của nó (VS 80).

Để đưa ra một thí dụ cụ thể, thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã trích những hành động “xấu từ bản chất” này từ hiến chế mục về Giáo hội trong Thế giới hôm nay của công đồng Vatican II nói rằng: Tất cả những gì đi ngược với chính sự sống, như giết người dưới bất cứ hình thức nào, diệt chủng, phá thai, giết chết cách êm dịu, hoặc tự tử trực tiếp; tất cả những gì xâm phạm sự toàn vẹn của con người, như cắt bỏ một phần thân xác, hành hạ thân xác hoặc tâm trí, làm áp lực tâm lý; tất cả những gì xúc phạm đến nhân phẩm, như những cảnh sống thấp kém dưới mức độ phải có của con người, giam cầm vô cớ, lưu đày, nô lệ, mãi dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ con; kể cả những tình trạng làm việc nhục nhã khiến cho công nhân hoàn toàn trở thành dụng cụ cho lợi lộc, chứ không được coi như con người tự do và có trách nhiệm: tất cả những điều nói trên và những điều tương tự đều thực sự ô nhục. Và trong khi làm thối nát nền văn minh nhân loại, thì tất cả những điều trên lại càng bôi nhọ chính những kẻ chủ động hơn là bôi nhọ những kẻ phải chịu sự nhục mạ, đồng thời cũng xúc phạm nặng nề đến danh dự của Ðấng Tạo Hóa (GS 27).

Những hành động như vậy là sai bởi vì chúng mâu thuẫn với sự thiện hảo của con người và của xã hội chứ không phải bởi vì chúng bị kinh thánh cấm đoán. Không phải vì Kinh thánh cấm cho nên chúng sai nhưng bởi vì tự bản chất chúng là sai. Vì thế, luân lý là vấn đề thuộc về chủ quan, chứ không phải chỉ là vấn đề chọn lựa cá nhân.

Theo Lm Nguyễn Văn Tuyết

Tags: , , , , ,

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ Lời ChúaXem hết

Bài giảng lễXem hết

Bài Giảng Hành HươngXem hết

Thước phim Mục vụXem hết

Tìm kiếm

Lễ Chúa nhật - Lễ Trọng - Lễ DCCTXem hết