Suy niệm trong linh đạo DCCT: Đổi mới cấu trúc vì sứ vụ.

Thứ Ba, 05-09-2017 | 18:29:06

“Các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đừng để mình bị vướng mắc bởi những hình thức và những cơ cấu làm cho hoạt động của mình mất tính chất thừa sai, nhưng phải khôn ngoan khám phá ra những đường hướng mới, ngõ hầu rao giảng Tin Mừng cho mọi thụ tạo”.

Tổng Công Hội XXIV sẽ đi vào lịch sử như là Công hội của việc tái cấu trúc. Bốn năm đã qua từ năm 2009, thời gian đủ cho mỗi người trong chúng ta có một số khái niệm của tiến trình này, của những hy vọng xây dựng Nhà Dòng, và của những nguy hiểm mà nó bộc lộ ra.

Trong lời cầu nguyện, chúng ta cầu xin Chúa giúp chúng ta hiểu điều Ngài đang muốn nơi Nhà Dòng. Xin Ngài mở lòng chúng ta để đến với những chiều kích của thế giới chúng ta và cho phép chúng ta hiểu những nhu cầu khẩn thiết của sứ vụ chúng ta. Chúng ta cầu nguyện với Đức Phaolô VI:

Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến và cho chúng con một tấm lòng trong trắng, sẵn sàng để yêu Đức Giêsu với sự viên mãn, chiều sâu và niềm vui mà chỉ một mình Ngài biết lấp đầy chúng con.

Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến và cho chúng con một con tim rộng mở, mở ra với lời truyền cảm hứng của Ngài, và đóng lại tất cả những tham vọng hèn hạ.

Xin cho chúng con một con tim vĩ đại và khỏe mạnh, có khả năng yêu thương mọi người, sẵn sàng cam chịu vì lợi ích của họ trong mỗi thử thách, sự bực tức và sự mệt mỏi, mọi nỗi thất vọng và việc làm mất lòng.

Xin ban cho chúng con một trái tim rộng mở, mạnh mẽ và kiên tâm thậm chí đến hy sinh, và chỉ hạnh phúc khi cùng nhịp đập với trái tim của Chúa Giêsu và chỉ khi làm theo ý Chúa cách trung thành, dũng cảm và khiêm tốn. Amen.

Từ quan điểm của Thiên Chúa

“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Người Con duy nhất của Ngài” (Ga 3, 16). Thiên Chúa đã yêu mỗi quốc gia trong 78 quốc gia mà hôm nay Hội Dòng theo đuổi sứ vụ, và cả những quốc gia khác chúng ta chưa hiện diện. Chúa yêu tất cả các màu da, Ngài yêu những người viết với ký tự Latin và những người viết với ký tự tượng hình, những người sống trong sa mạc và những người sống trong các thành phố lớn.

Hôm nay chúng ta có một nhận thức mới về “thế giới”, khá khác biệt so với thời của Thánh Anphongsô. Ngài quá nhiệt huyết với mong muốn đi đến Trung Hoa, nhưng nó là một điều gì đó để vươn tới một ước mơ mà dĩ nhiên ngài đã phải để lại trong đôi tay cha linh hướng của ngài.

Thế giới ngày hôm nay thúc bách và kêu mời chúng ta; đó là một ngôi làng chúng ta sống mỗi ngày; nó mê hoặc chúng ta và đồng thời quấy rầy chúng ta. Vấn nạn của người bị bỏ rơi có cùng chiều kích như là chính hành tinh.

Nếu nhiều người trong chúng ta được thành hình bởi lịch sử cứu độ, thì ngày hôm nay địa lý của sự cứu độ đang khơi dậy sự quan tâm của chúng ta. Chúng ta được mời gọi thực hiện đặc sủng của chúng ta ở đâu? Chúng ta làm thế nào để yêu thế giới và không chỉ đơn giản ràng buộc chính chúng ta với một quốc gia, một nền văn hóa? Chúng ta làm thế nào để bước vào cuộc đối thoại với nhau, như là một cộng đoàn và một Nhà Dòng? Chúng ta phải thiết lập những cấu trúc gì để sứ vụ của chúng ta có thể đáp ứng cho thế giới này?

Có nhiều câu hỏi mà không ai trong chúng ta có lời giải đáp, và vẫn còn ít giải pháp sẵn sàng để sử dụng. Chính chúng ta thấy mình bất lực. Vì lý do này, việc cầu nguyện sẽ làm chúng ta đi đến một mức cao hơn nơi mà chúng ta thường trải qua những ngày sống của mình, và làm chúng ta chiếm vị trí từ nơi mà Thiên Chúa lưu ý đến thế giới, vị trí cao nhất mà ai đó có thể tưởng tượng.

Lời Chúa là ánh sáng chỉ đường con đi

Công vụ Tông đồ Cv 11, 19-26: là một trong những phần tái cấu trúc mà Giáo hội phải đối diện. Ở đây chúng ta nhấn mạnh hai khía cạnh:

  • Những sự không nhất quán của Hội thánh tiên khởi. Các tông đồ ước mơ ra đi đến “tận cùng thế giới” (x.Cv 1,8), nhưng đã có sự khó khăn khi rời khỏi Giêrusalem. Cộng đoàn tông đồ đã có những điểm vững vàng rồi: Việc bẻ bánh, hiệp thông trong đức ái, chia sẻ của cải, cầu nguyện và Lời Chúa. Nhưng cộng đoàn tông đồ cũng cónhững cám dỗ: Chủ nghĩa địa phương hẹp hòi, sự nghi ngờ của thế giới bên ngoài, nỗi sợ phải đối mặt với những căng thẳng như là những thứ được tạo ra bởi những người Pharisêu và những nhà lãnh đạo tôn giáo (x.Cv 4,1tt), nỗi sợ phải đáp ứng những nhu cầu: nhớ lại việc những người theo văn hoá Hy lạp đã than van, kêu trách về những goá phụ của họ đã bị dối xử như thế nào (x.Cv 6, 1-6). Sự trở lại của Phaolô, một kẻ ngược đãi trước đây, đã gây ra sự nghi ngờ.
  • Việc mở ra cho một thế giới mới: Tin Mừng vừa đến Antiôkhia, một thành phố quốc tế, thành phố thứ ba của đế chế (với 500.000 dân). Thoạt đầu các tông đồ chỉ giảng cho những người Do Thái. Trong Cv 11, 20 có một sự thay đổi: Họ bắt đầu nói chuyện với người Hy lạp. Trong một cách cụ thể nào đó họ giải quyết vấn đề ngôn ngữ nhưng, trên hết, họ trở nên cởi mở với các giá trị mới, với một nền văn hoá khác. Banaba là người giúp nắm lấy một khía cạnh tích cực mà tình thế mới chuẩn bị cho: một ít trạng thái tâm lý cuồng tín và tự do tôn giáo. Nó là môi trường lý tưởng trong đó công việc của Phaolô – tông đồ của Dân ngoại, có thể cất cánh. Từ Antiôkhia, nơi các môn đệ lần đầu tiên được gọi là những Kitô hữu, sẽ dễ dàng đi đến Rôma.

Từ truyền thống Dòng Chúa Cứu Thế

Bất cứ ai nhìn vào lịch sử của chúng ta sẽ thấy rõ rằng việc tái cấu trúcmô tả đặc điểm những nỗ lực đầu tiên của thánh Anphongsô và các cộng sự của ngài. Chúng ta có thể nói rằng tái cấu trúc là một phần của DNA chúng ta ngay từ lúc đầu, dù là vào thời điểm đó họ sử dụng một thuật ngữ khác.

Nhà Dòng ra đời năm 1732 trong một khách trọ dừng chân ở Scala, một năm sau Nhà Dòng chuyển đến Casa Anastasio, nơi các cộng sự của ngài đã phải rời khỏi đó sau 5 năm. Điều này sẽ như thế nào, nếu ý tưởng đầu tiên về cơ sở thành lập của chúng ta được khai mở ở chốn có độ cao hơn nghìn mét so với độ cao ở Santa Maria dei Monti? Và việc rời bỏ ngôi nhà thứ hai, Villa degli Schiavi, không phải là một tổn thương cho các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đầu tiên hay sao?

Tái cấu trúc cũng có nghĩa là làm những sự chọn lựa đau đớn, đưa đặc sủng của chúng ta đi vào trọng tâm. Giữa những động cơ khác nhau thúc đẩy Anphongsô rời Scala, một là quyết đoán: Thị trấn nhỏ này ở bờ biển Amalfi bị cô lập. Nó không tạo điều kiện cho một sứ vụ trên diện rộng. Những tình cảnh túng thiếu trong đó cộng đoàn có thể trở thành một dấu chỉ về sự hiện diện của Đấng Cứu Chuộc giữa những người bị bỏ rơi. Nếu họ đã phải rời bỏ Villa degli Schiavi vì sự ganh tị của hàng giáo sĩ địa phương, Cioraniđược xem là nơi có sự quan phòng của Thiên Chúa, nhiều đến nỗi mà các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế trên toàn thế giới xem nó như là nhà mẹ: dĩ nhiên nó được xem như nhóm đầu tiên của các nhà thừa sai của chúng ta, nhưng còn một điều nữa phải nói, vì vô số những con người mới đã trở thành người lãnh nhận sứ vụ của họ.

Rõ ràng DNA này đã có những cách khác nhau diễn tả chính mình. Một số thì đau đớn, điển hình như là sự chia cắt Nhà Dòng bởi sắc lệnh của Giáo Hoàng (1781). Nhưng cũng có những điều tích cực, chẳng hạn như đợt di cư đầu tiên vượt ra khỏi dãy Alps, nơi dẫn đến sự diễn tả mới về đặc sủng. Hoặc lần đi đến thế giới mới: hai ở Châu Mỹ, và sau đó những cơ sở ở Châu Á, Châu Đại Dương và Châu Phi. Hoặc quá trình phân chia đầu tiên Nhà Dòng ra thành các tỉnh, diễn ra vào năm 1841.

Ở các thời kỳ lịch sử này của Nhà Dòng, xuất hiện khá nhiều những gương mặt tiêu biểu.

Chúng ta muốn nghĩ về các thánh và các chân phước của chúng ta, trong đó có thánh Clement M. Hofbauer – người truyền bá xuất sắc của Dòng (St. Gen. 05) xứng đáng có một vị trí đặc biệt. Thánh John Neumann và Chân phước Seelos là những người tiên phong trong việc đem Dòng hiện diện ở Châu Mỹ. Sứ vụ của các ngài cũng là tấm gương sáng trong những cam kết quyết định của việc tái cấu trúc đó – như việc học các ngoại ngữ. Ngoài tiếng Đức gốc của mình, thánh John Neumann học thêm tiếng Pháp, Anh, Ý và tiếng Chech. Cả thảy tám thứ tiếng, nếu John Neumann muốn lưu tâm đến tiếng Latin, Hy Lạp và tiếng Do Thái. Ngài đã học đọc tiếng Tây Ban Nha, và khi ngài là giám mục ngài đã tự nghiên cứu tiếng Xentơ (Gaelic) để giải tội cho những người Công giáo gốc Ailen. Thần chết đã mang ngài đi trước khi ngài có thể hoàn tất việc nghiên cứu đó.

Về chân phúc P. Seelos, tấm gương của ngài ít nhất là một lời kêu mời chúng ta không để mất đi lòng can đảm. Khi ngài đến Mỹ, ngài đã làm hết sức mình để học tiếng Anh. Những bài giảng đầu tiên của ngài không ít thì nhiều là một thảm họa. Ai đó đã nghe thấy một phụ nữ thì thầm rằng: “Bạn không thể hiểu bất cứ cái gì ngài nói, nhưng ít nhất chúng ta cảm kích vì những nỗ lực ngài làm”. Bất cứ ai học ngôn ngữ trong việc phục vụ sứ vụ, ít nhất cũng biết những gì mà các Thánh, các Chân phúc cậy dựa vào.

Hiến Pháp ngày nay

“Chìa khóa” để tái cấu trúc được tìm thấy trong Hiến Pháp số 15. “Các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đừng để mình bị vướng mắc bởi những hình thức và những cơ cấu làm cho hoạt động của mình mất tính chất thừa sai, nhưng phải khôn ngoan khám phá ra những đường hướng mới, ngõ hầu rao giảng Tin Mừng cho mọi thụ tạo”.

“Ở đâu” và “làm thế nào” không phải là sự lựa chọn của họ, nhưng đúng hơn là tiêu chuẩn tất yếu của sứ vụ chúng ta. Chúng là nguồn gốc của một chiến lược tông đồ dẫn đưa chúng ta đến sống ở những nơi mà Giáo hội đã lờ đi, và làm như vậy trong một cách thức và một phong cách không thể thoái thác của chúng ta.

Chúng ta phải thừa nhận rằng Hiến Pháp và Quy Luật được xây dựng với những quan điểm thích hợp với thời gian của nó, của các Tỉnh hay phụ Tỉnh. Ba mươi năm sau, một chân trời truyền giáo mớithách thức chúng ta. “Tư duy toàn cầu và hành động địa phương” là thái độ mà trong đó chúng ta phải sống trong bối cảnh này.

Thời gian gần đây, chúng ta càng trở nên quen thuộc với một từ ngữ khác mà chạy như một ca khúc song song với việc tái cấu trúc: tính liên đới. Nó là một lời mời suy nghĩ lại về nền kinh tế, những nguồn lực và sự hình thành ở tầm nhìn thế giới, vượt qua tất cả những cám dỗ đối với chủ nghĩa địa phương. Để càng ngày càng thấy chính mình như là “một thân thể thừa sai duy nhất” (HP. 2). Để có thể nói với một thanh niên đến gõ cửa Nhà Dòng chúng ta rằng: Ơn gọi của bạn có đôi cánh dang rộng như một hành tinh.

Có một vài điều chúng ta phải chú ý trong tiến trình tái cấu trúc. Vị thế đầu tiên chúng ta phải có là “tự do và sẵn sàng” (HP. 15) nội tâm để tìm ra nơi có những người bị bỏ rơi ngày hôm nay và, cùng một cái nhìn về họ, xác định những ưu tiên của chúng ta trong tư cách là Tỉnh (phụ Tỉnh) và là một Nhà Dòng.

Trong tiến trình này, những việc phục vụ trọng tâm của Nhà Dòng chúng ta nên được cân nhắc (những văn phòng chính, Viện nghiên cứu lịch sử, Văn khố Trung ương, Cơ quan truyền thông, Trung tâm Linh đạo v.v…) hoặc những dịch vụ đó là nét đặc trưng của sứ vụ Nhà Dòng trong Giáo Hội hoàn vũ. Một sự chuẩn bị cụ thể cho việc làm ở những lĩnh vực này sẽ được phản ánh vào thời điểm thích hợp.

Cuối cùng, một nghĩa vụ liên quan đến tất cả chúng ta, cho toàn bộ đời sống của chúng ta: làm quen với ngôn ngữ và những giá trị cốt yếu của Hiến pháp và Quy luật Dòng Chúa Cứu Thế, vì từ đó phát xuất một sự thôi thúc đổi mới sứ vụ.

Học viện Thánh Anphongsô (theo cssr.news)

Tags: ,

Có thể bạn quan tâm