Muốn biết bạn là ai, hãy hỏi bạn muốn gì?
Thứ Hai, 25-09-2017 | 20:41:02
Tôi là ai? Đó là một câu hỏi khó trả lời; nhưng nếu bạn đang tìm hiểu nó như chơi trò chơi phá băng thì bạn có thể hiểu được. Một cái tên nổi tiếng được gắn vào trán của bạn, và bạn cho biết căn tính của bạn bằng cách yêu cầu những người tham gia trò chơi trả lời CÓ hoặc KHÔNG những câu hỏi của bạn. Cụ thể ra, bạn thu hẹp lại những thuộc tính hàm chứa trong cái tên ấy. Tôi có phải là một nhân vật hư cấu không? Tôi có phải là một vận động viên không? Tôi có xuất hiện trên truyền hình không? Tôi có còn sống không?
Một điều lạ là, cuộc sống đòi chúng ta thực hiện một nhiệm vụ giống nhau: việc tìm ra chúng ta thực sự là ai. Điều đó vượt xa khỏi những cái tên mà chúng ta chọn hay được đặt cho. Chúng ta có thể cho rằng căn tính chân thật nhất của chúng ta được giấu ẩn, chìm sâu bên trong chính chúng ta; nhưng nó có thể gần sát bề mặt hơn nhiều so với điều chúng ta nghĩ. Thực vậy, những người khác có thể giúp đỡ chúng ta tìm ra chính mình.
Mỗi người chúng ta cưu mang một hình ảnh về chính mình; và chúng ta cho rằng hình ảnh đó là chính chúng ta. Một số người cho rằng, đó là một quan niệm được đề cao hơi quá về lòng tự trọng. Một số người khác thì quan niệm ngược lại. Hầu hết mọi người đều cho rằng đó là một sự pha trộn phức tạp và cần phải tìm hiểu của hai quan niệm trái ngược nhau này. Có thể nào tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này chăng?
Chúng ta muốn thế giới bên ngoài nói cho chúng ta biết nhiều về căn tính của chúng ta, hơn là hình ảnh mà chúng ta có về chúng mình trong trí tưởng tượng của chúng ta.
Thánh Tôma Aquinô chỉ ra điểm này cách tuyệt vời. Trong việc suy xét của ngài về những gì làm nên hay không làm nên một hành vi luân lý, ngài viết: “Vì thế, theo sự vui thoả của ý muốn trong con người, đặc biệt là khi xét đoán một người tốt hay xấu. Sẽ là tốt và có đạo đức đối với những người làm việc đạo đức; sẽ là xấu đối với những người làm việc xấu” (Summa Theologica, I-II, 34, a5).
Một cách diễn đạt xúc tích khác của Peter Kreeft rất đáng ghi nhận về điều này như sau: “Những điều chúng ta yêu thích nói cho chúng ta biết chúng ta là ai.”
Thánh Tôma nêu lên rằng điều chúng ta muốn từ thế giới, những khao khát và những mối bận tâm của chúng ta, nói cho chúng ta biết chúng ta là ai hơn là những hình ảnh của chính mình vốn là những cái chúng ta khuôn đúc ra trong trí tưởng tượng của chúng mình. Khi Salômôn phải đưa ra lựa chọn, ông biết rằng sự khôn ngoan có tầm quan trọng nhất đối với ông.
“Điều chúng ta yêu thích nói cho chúng ta biết chúng ta là gì.”
Để biết được điều gì bạn muốn trong thế giới này, hãy tự hỏi chính mình những câu hỏi sau: Điều tôi theo đuổi có chiếm hầu hết thời gian của tôi không? Tại sao? Cái gì là nguyên nhân đầu tiên gây ra lo lắng cho tôi? Tôi thích làm gì khi tôi có thể chọn hành động của tôi? Đọc sách? Tập thể dục? Dành thời gian cho những người yêu mến?
Một người vợ và người mẹ có thể thấy rõ ràng rằng chồng con choán hết thời gian, năng lượng, những hy vọng và cả những nỗi lo lắng của cô. Là vợ và là mẹ, là người mà cô thực sự là cách sâu xa nhất, ngay cả nghề nghiệp cũng ở vị trí thứ hai. Hỡi bạn trẻ, bạn sẽ quyết định làm gì với cuộc sống của bạn? Bạn đã thực sự yêu cái gì rồi? Những sự cuồng dại qua rồi. Tình yêu đích thực còn đó.
Nếu tiền bạc – kiếm tiền, tiết kiệm và tiêu xài tiền – làm tiêu hao hết những giờ phút tỉnh táo của bạn và thậm chí cướp luôn giấc ngủ của bạn, bạn có thể đang gặp một khó khăn lớn với “cái lỗ kim đó.”
Và đây là nơi cuộc sống phản chiếu trò chơi đó. Một lần nữa, chúng ta có thể giả thiết chúng ta biết rằng chúng ta biết điều chúng ta muốn từ thế giới, nhưng việc yêu cầu những thực tại khác mô tả chúng ta có thể làm sáng tỏ vấn đề hơn. Tất nhiên, đôi khi chúng đưa đến những hiểu biết thấu đáo mà không cần đặt câu hỏi. Một ai đó hỏi: bạn yêu con của bạn lắm, phải không? Hoặc, bạn không bao giờ ngừng làm việc, phải không? [Câu trả lời là rõ ràng trong chính câu hỏi].
Tất nhiên, một khi mà bạn biết bạn là ai bằng việc hỏi bạn thích gì, có một câu hỏi khác trong Thánh Kinh vốn hết sức cần thiết được đặt ra: Viên ngọc này vô giá phải không? Cuộc đời tôi có đáng giá không? Bạn phải hỏi, bởi vì cuộc sống tự nó mở ra những khát khao của nó, thậm chí chúng không được nhận biết. Xem các bài đọc: 1V 3,5. 7-1; Rm 8,28-30’ Mt 13,44-52.
Tags: hãy hỏi bạn muốn gì?, Muốn biết bạn là ai?
Có thể bạn quan tâm
- Lời Cha Di Chúc Cho Giới Trẻ
- Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ giới trẻ Colombia.
- Chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống hôn nhân: Người Nữ
- Chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống hôn nhân: Xây dựng tình yêu đích thực.
- Chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống hôn nhân: Một tình yêu đúng nghĩa
- Chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống hôn nhân: Tình yêu và những hiểu lầm.
- Chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống hôn nhân: Vào đời và trải nghiệm tình yêu.
- Suy nghĩ về thực trạng phá thai của giới trẻ Việt nam ngày nay.
- Chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống hôn nhân: Những tệ nan ngày nay liên quan đến tính dục.
- Chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống hôn nhân: Giới tính của con người
- Chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống hôn nhân: Con Người – Loài Có Tương Quan
- Chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống hôn nhân: Con người có Nam và có Nữ
- Chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống hôn nhân: Thân xác con người
- Chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống hôn nhân: Huyền nhiệm con người
- Đại hội Lãnh đạo Giới trẻ Dòng Chúa Cứu Thế tại Aparecida.
- Đại hội Giới Trẻ Châu Á: Sứ mạng của giới trẻ qua tinh thần bác ái và sự cộng tác.
- Ngày Giới trẻ Á châu lần thứ 7: Thư ngỏ của Uỷ ban Mục vụ Giới trẻ trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.
- Sứ vụ người trẻ DCCT ở Espinô lần thứ 35
- Đại hội Giới trẻ Dòng Chúa Cứu Thế trù bị tại Granada.
- Hội ngộ Giới trẻ thừa sai Chúa Cứu Thế Việt Nam: Đức Thánh Cha Phanxicô và Giới Trẻ
- Logo của Ngày Quốc tế Giới trẻ tại Panama 2019
- Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh đến dâng thánh lễ cho Giới trẻ Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Huế
- Sứ Điệp của Đức Thánh Cha nhân ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ 32, Chúa Nhật Lễ Lá - 09/04/2017