Suy niệm trong linh đạo DCCT: Tái khám phá sự tự do vì Tin mừng

Thứ Hai, 25-09-2017 | 18:07:37

Mệnh lệnh của Chúa Giêsu là: “hãy ra đi” buộc ta lên đường, trong tư thế lắng nghe và đối chất.

Sứ mạng ở ngã tư đường

“Loan báo Tin Mừng là bản chất sâu xa của Hội Thánh” (Tông huấn loan báo Tin Mừng, số 14). Vào năm 1975 chính những lời này của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã thức tỉnh lại về sự ý thức sứ mạng của Hội thánh. So với lúc trước, tầm nhìn của sứ vụ đã thay đổi, khởi đi từ cách chúng ta nhận thức về thế giới hiện nay, và những thách đố chúng ta đang đối diện.

Có nhiều yếu tố cho thấy hành tinh của chúng ta quả là nhỏ bé hơn bao giờ hết: Từ vấn đề truyền thông xã hội đến những phương tiện vận tải, từ việc du lịch ồ ạt cho đến những vấn đề di dân của con người. Tất cả những sự kiện này gợi lên một tia sáng qua lời của Chúa Giêsu: “Thiên Chúa quá yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một của mình” (Ga 3,16). Thế giới chúng ta với sự đa nguyên về sắc màu và văn hóa của nó; thế giới với sự thèm khát cuộc sống và sự tuyệt vọng của nó; thế giới mà phải nói là, không phải chỉ là mảnh đất tôi bước qua ngày tháng của đời tôi .

Điều này quả là một bước ngoặt lạ lẫm trước những điều mà chính sứ mạng nhận thấy ngày nay. Một mặt, quyền lực lớn mạnh của thế giới vĩ đại này, sự quyến rũ của quảng cáo và của mọi điều khác đã tạo nên một bối cảnh và khung cảnh có thể khiến tiếng nói của chúng ta trở nên vô vọng, đồng thời gây ra cảm giác bại trận và thoái lui. Nhưng có một con đường khác, con đường được bước đi bởi những con người thiện chí, nơi ấy sự công bố Tin Mừng được thấy là rạng rỡ và cần thiết, quý giá bởi lẽ đó là vấn đề của một tiếng nói khác biệt. Một mặt, đó là những gì mà Đức Giáo hoàng Phanxicô gọi là “toàn cầu hóa của sự dửng dưng”. Mặt khác, thế giới được chiếu tỏa bởi tinh thần của phúc thật tám mối. Sứ mạng có nghĩa là mở đôi mắt của ta ra để đối diện với những bước ngoặc này.

Ta hãy ngắm nhìn thế giới của chúng ta và nhìn những dấu chỉ đang được gửi đến cho chúng ta. Ta hãy suy nghĩ về đòi hỏi ám ảnh về sự nối kết mà nó ảnh hưởng đến mọi người đôi chút: sự hiện hữu là mời gọi việc công bố về một vì Thiên Chúa là tình yêu, công bố về một vị Cha Đấng hằng hiện diện cho ta trong sự thao thức của ta. Chủ nghĩa cá nhân, điều làm tổn hại đến lối sống của nhiều người, tạo ra nơi họ một chỗ không nhận thấy được đối với sự chạnh lòng thương, mà đó chính là trung tâm của Tin Mừng. Sự phiền muộn này làm rất nhiều người ngày đau khổ ngày nay, khởi đi từ phương Tây, tình trạng tục hóa lột tả sự trống rỗng đời sống tâm linh mà mọi người, cách cá nhân không thể bù đắp được. Ở một thế giới mà sai lầm luôn luôn quy đổ cho người khác, thì quả là cần thiết về việc đòi hỏi trách nhiệm cá nhân và vai trò của lương tâm. Một nền kinh tế ngày càng được đánh dấu bởi chủ nghĩa tự do thái quá mà nó chỉ ích lợi cho một nhóm nhỏ thì cần phải kêu gọi một công bố mới cho công bằng và nhân phẩm chung của con cái Thiên Chúa.

Ta cũng phải ý thức rằng việc mở mắt ra chưa đủ, nếu trong khi đó chúng ta vẫn còn khoanh tay đứng nhìn, đơn giản vì chúng ta thấy mình bất lực. Cầu nguyện có thể giúp ta đi vào trật tự của ân sủng, giúp ta thấm nhuần sự can đảm và tạo nên sự thanh thản, vì điều đó tùy thuộc nơi ta để thực thi nhiệm vụ của mình (Lc 17,10) như những người tôi tớ đơn sơ.

Sau hết cầu nguyện là điều kiện để tái khám phá sự tự do vì Tin Mừng. Ta không thể bỏ điều này nếu ta muốn tiến đến quá trình tái cấu trúc. Nếu ân sủng của Thiên Chúa phù giúp ta biện phân, thì mọi sự sẽ tốt đẹp để bàn thảo: những cấu trúc tiềm tàng và trống rỗng, những sự hiện diện không được đòi hỏi cấp bách bởi đặc sủng của chúng ta, cũng như những thực hành và lối sống làm suy giảm tính năng động thừa sai thiết yếu.

Lời Chúa là ánh sáng chỉ đường con đi

Tin Mừng theo Thánh Luca 10,1-9:

  • Hình ảnh con đường tóm tắt sứ mạng trong một từ. Ta có một truyền thống ở phía sau, ta dựa vào một thể chế, nhưng cái cám dỗ thật mạnh để đồng hóa Giáo hội với cả hai điều này. Nằm chờ cũng là một nguy cơ khép lại chính mình trong những vấn đề của riêng ta, là đành bằng lòng với những lĩnh vực cỏn con của mình. Mệnh lệnh của Chúa Giêsu là: “hãy ra đi” buộc ta lên đường, trong tư thế lắng nghe và đối chất. Điều này giúp ta nghe được tiếng kêu của cuộc sống gào lên trong thế giới, hơn là nghe thấy những lời than phiền mà điều này thường cắt rời đôi cánh nhiệt huyết tích cực của mình.
  • Công bố Nước Thiên Chúa,mục tiêu của sứ vụ. Đây là Tin mừng trước nhất và trên hết về một vị Thiên Chúa ở gần, một vì Thiên Chúa đơn giản mong muốn thiết lập triều đại của Người: ấy là hòa bình, sự chữa lành, đón nhận và quan tâm chân thành tới tha nhân. Cơn cám dỗ ở đây là giảm bớt tính sứ mạng thành một bài giảng hoa mỹ hoặc là một bài giáo lý có hiệu quả. Hoặc là lôi cuốn sự chú ý của người khác với những hình ảnh của năng lực, trong khi Chúa Giêsu thực sự mời gọi ta ra đi tay không như chiên ở giữa bầy sói.

Từ truyền thống Dòng Chúa Cứu Thế

Ngay từ ban đầu ước mơ truyền giáo của Thánh Anphongsô là không biên giới. Những năm sống ở trường đại học Trung Hoa (1720-1732) đã nung nấu trong ngài khao khao đi đến những đất nước xa xôi: Khao khát mà khiến ngài phải hy sinh cũng chỉ vì sự thúc bách cho những nhu cầu của những người bi bỏ rơi mà ngài đã gặp ở miền nam vương quốc Napôli. Niềm khát khao này không bao giờ tàn lụi trong con tim của ngài, đến nỗi bởi sự khao khát đó mà ngài đã trở thành những tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đầu tiên và diễn tả điều ấy qua một trong nhiều tác phẩm quan trọng của ngài như Những chiến thắng của các vị tử đạo(1775), mà vài thập kỷ sau đã làm rực lên nhiệt huyết truyền giáo của nhiều người, trong số đó có thánh Daniele Comboni.

Nhưng những gì xảy ra vào giữa những năm 1756 và 1761 đối với chúng ta quả là điều đáng nói. Cũng giống như những hội dòng khác, vào năm 1758 Hội dòng chúng ta cũng nhận được lời mời gửi những nhà thừa sai đến vùng Phương Đông, đến Mesopotamia, đến truyền bá Tin Mừng cho người Nestorian. Bức thư báo từ cha Pagani cho bốn cộng đoàn Dòng Chúa Cứu Thế khác đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình. Không chỉ là các cha mà còn có cả những sinh viên và tập sinh đều quả quyết rằng mình sẵn sàng ra đi. Lòng hăng hái, nhiệt huyết quá đỗi khiến bị vỡ tung như một quả bóng khi vị sáng lập biết được những điều kiện mà Giáo Đoàn Truyền Giáo đòi hỏi: ví dụ, người tình nguyện sẽ phải rời bỏ Dòng. Đối với thánh Anphongsô, điều này là không thể chấp nhận được, đã cho nhiều công việc thừa sai được mở rộng ở vương quốc Napôli.

Khoảng chừng thời gian đó, thánh Anphongsô đối đầu với những khó khăn không thể vượt qua được trong việc gửi những anh em đến Sicily. Kế hoạch đầu tiên cho việc thiết lập cơ sở được phát thảo vào năm 1756, nhưng anh em không đồng thuận về điều này. Mesopotamia thì đồng ý, còn Sicily thì nói không. Ngay cả tổng Ban cố vấn trung ương cũng phản đối: ví dụ có quá nhiều điều không biết, rồi nguy cơ bị kẻ cướp tấn công. Tuy vậy, Đấng sáng lập là người thẳng thắn nói toạc ra rằng: “chẳng ai muốn rời mẹ mình cả”.

Cầu nguyện lâu giờ là điều rất cần, và điều đó rất cần thiết cho tất cả điều đã nói trên, để rồi mãi cho tới năm 1761 mới có cơ sở đầu tiên ở Sicily, ở Agrigento, và để giải quyết những mâu thuẫn vỗn dĩ hiện hữu trong nhiệt huyết thừa sai.

Hiến Pháp ngày nay

Diệu cảm của Thánh Anphongsô,cái trực giác đã được khơi dậy nơi bản hiến pháp được đổi mới của chúng ta, là lòng tin của ngài xem sứ mạng chính là việc thống nhất toàn thể cuộc sống của chúng ta với tư cách là Dòng Chúa Cứu Thế. Sức mạnh hợp nhất này được gọi là ‘đời sống tông đồ’ (Communicanda 2 [1999], 13). Nguồn gốc và căn nguyên của linh đạo chúng ta được tìm thấy cách đúng đắn nơi Sứ vụ của hội dòng.

Kết thúc những suy tư về chủ đề lục niên, hơn bất cứ thứ gì, ta phải nhớ điều chính yếu này: ơn gọi của ta theo Chúa Kitô trong sứ mạng cứu thế và đời sống loan báo Tin Mừng của Ngài để mưu ích cho những kẻ bị bỏ rơi, với con tim nhiệt thành và hợp nhất mà Hiến Pháp gọi là đời sống tông đồ.

Nhiều công việc đã được thực hiện từ Công Hội nhằm đọc lại trực giác thực sự của đấng sáng lập trong ánh sáng của thời đại chúng ta. Một công việc vĩ đại vẫn duy trì liên tục, và không ai coi mình được miễn trừ cả. Đó là việc đồng hóa ngôn ngữ và linh đạocủa Hiến pháp. Nhưng điều đó cũng chất vấn mỗi người làm cách nào để ngày nay có thể hiện thân lại những điểm chủ chốtcủa đề án Anphongsô, những điều mà đấng sáng lập của chúng ta đã ấp ủ nuôi dưỡng trong lòng của thánh nhân, biến chúng như là lời khấn cá nhân trước khi xin chuẩn nhận của nhà vua và Đức giáo hoàng. Sự lựa chọn người bị bỏ rơi như là “thế giới” nơi ấy nhập thể một cá nhân, ưu tiên việc loan báo Tin Mừng, quan tâm đến hoàn cảnh cụ thểcủa con người, của đại chúng, việc giáo dục con người, nhờ thế họ mới trở thành những nhân vật chính trong việc khao khát đời sống thánh thiêng của họ, bao gồm những người giáo dân,khả năng thích ứng của ta cho mọi hoàn cảnh khác nhau – đây là những điểm nổi bật của kế hoạch này.

Chúng ta buộc phải có đặc tính này trong tâm tưởng của chúng ta và thực hiện nó trong công việc phục vụ Giáo hội với một cách lối thích hợp củacác ngôn sứ. Hội thánh cần đặc sủng của chúng ta. Không chỉ vì lý do phương thức hiện hữu và hành động của ta, không chỉ vì thiếu thợ gặt cho vụ gặt; nhưng, trước hết mọi sự, vì ngay cả kế hoạch mục vụ khôn ngoan nhất cũng có nguy có bỏ quên một người nào đó, phải nói rằng đó là người bị bỏ rơi. Thiên Chúa đã đánh thức đặc sủng của chúng ta trong lịch sử, vì thế đầu tiên và trước hết chúng ta phải nhắc nhở Hội thánh về điều này.

Cuối cùng, những lời cầu nguyện cùng với nhau giờ này nhắc nhở ta về những lời kêu xin mà lịch sử đã chỉ cho chúng ta thấy: Tái khám phá “quy luật nền tảng của đời sống chúng ta” là cộng đoàn(HP 21). Thiên Chúa đã mời gọi chúng ta, nhưng không phải chỉ mỗi cá nhân đơn độc, Thiên Chúa đã gọi chúng ta cùng với nhau. Lời đáp trả trước sứ mạng của chúng ta không giống công việc của những thủy thủ đơn độc, nhưng là việc diễn tả sự hiện hữu của Hội thánh ngang qua truyền thống Dòng Chúa Cứu Thế, hoa quả của việc ta cùng nhau kiếm tìm, trong ý định hòa hợp những khác biệt và mang lại cho thế giới những chứng nhân, những người mà họ sống như là “một thân thể thừa sai độc nhất” (HP 2).

Để được mong ước đó, mỗi người hãy nắm lấy cơ hội để làm mới lại lời khấn chung của mình. Hoặc là khuyến khích việc trao phó ủy thác cho giáo dân trong công việc sứ vụ. Hay khác nữa, chúng ta có thể đọc thêm “the supplex libellus” được tìm thấy trong Hiến Pháp và Quy luật của dòng chúng ta.

Kết luận

Kinh nguyện Đức Trinh Nữ Maria trong “Huấn thị về Ánh sáng Đức tin (số 60) như sau:

Lạy Mẹ, xin chúng con vững tin!

Hãy mở tai chúng con để nghe được lời Chúa hầu nhận ra tiếng nói và lời mời gọi của Ngài. Hãy đánh thức trong chúng con niềm khao khát bước theo chân Ngài, cất bước ra khỏi mảnh đất quê hương mình và nhận lấy lời hứa của Ngài.

Xin giúp chúng con được đụng chạm đến tình yêu Ngài, hầu trong đức tin chúng con có thể đụng chạm được Ngài.

Xin giúp chúng con hoàn toàn tín thác nơi Ngài và tin tưởng vào tình yêu của Ngài, đặc biệt lúc gặp thử thách gian nan, dưới chân thập giá, lúc niềm tin của chúng con được mời ngày trưởng thành hơn.

Xin hãy gieo vào đức tin chúng con niềm vui của Đấng Phục Sinh.

Xin nhắc nhớ chúng con rằng hễ ai tin thì sẽ không bị bỏ rơi bao giờ.

Xin dạy chúng con nhìn mọi sự với đôi mắt của Chúa Giêsu, vì chính Ngài là ánh sáng dẫn đường chúng con. Và xin cho ánh sáng đức tin này trong chúng con luôn luôn bừng cháy không ngừng, cho tới lúc rạng đông của ngày bất tử là chính Chúa Kitô, Con Cha, Chúa chúng con.

Học viện Thánh Anphongsô (theo cssr.news)

Tags: ,

Có thể bạn quan tâm