Vì sao một người cha tốt còn quý hơn 100 người thầy?

Thứ Bảy, 16-06-2018 | 12:10:14

Vì sao một người cha tốt còn quý hơn 100 người thầy?

Người cha tốt là người biết yêu thương, nâng cao hàm dưỡng và giáo dục con trẻ với mong muốn con mình có nhiều cơ hội, phát triển toàn diện nhất về mọi mặt.

Ảnh hưởng của tình phụ tử trong việc giáo dưỡng con cái

Một người cha có thể ngoài việc bận rộn trong công việc, họ còn có nhiều mối quan tâm ở bên ngoài. Vì vậy, người mẹ có vai trò chính trong việc chăm sóc và dạy dỗ con cái. Ngoài việc cung cấp nhu cầu vật chất cho gia đình, người cha còn có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện về nhân cách của trẻ.

1. Sống gần gũi với cha, trẻ sẽ thông minh hơn

Một nghiên cứu khoa học cho thấy, trí thông minh của trẻ nhỏ phụ thuộc rất lớn vào mối dây liên kết với người cha. Nhà tâm lý học Michael Minney cho rằng chỉ số IQ của trẻ em cao hơn khi được cha dành hơn 2 giờ đồng hồ chơi cùng mỗi ngày, so với trẻ có thời gian gần gũi với cha dưới 6 giờ trong một tuần, chúng thường có chỉ số IQ thấp hơn.

Nghiên cứu cũng nhận thấy ảnh hưởng của người cha đối với con gái thường lớn hơn so với con trai. Những cô con gái cưng được bố yêu thương và gần gũi có khuynh hướng nổi trội trong toán học.

Cha mẹ cần có sự kết hợp trong việc nuôi dạy con cái. (Ảnh qua backgroundwallpaper.co)


2. Tốt cho thể lực và tinh thần trẻ nhỏ

Một cuộc khảo sát thực hiện tại Hoa Kỳ cho thấy trẻ sơ sinh thiếu tình thương của cha dễ biểu hiện lo lắng, chán ăn, trầm cảm và dễ bị kích động. Tất cả những biểu hiện này dẫn đến sự phát triển “hội chứng thiếu tình thương của bố”.

Trẻ em bị hội chứng này khi còn nhỏ có tỷ lệ nghỉ học cao gấp đôi trẻ nhỏ học bình thường và tỷ lệ trẻ phạm tội cũng cao gấp 2 lần so với trẻ em bình thường. Đối với con gái, hội chứng này  khiến chúng trở thành bà mẹ đơn thân cao gấp 3 lần so với trẻ khác.

Sống trong gia đình không có cha, tâm trạng của trẻ có khuynh hướng dễ căng thẳng hơn, trẻ lớn lên trở nên bốc đồng hơn và thể hiện hành vi chống đối xã hội, thiếu tự chủ và thể hiện nhiều đặc điểm khác của tính cách cực đoan.

3. Ảnh hưởng đến thành tích của trẻ

Nghiên cứu về tâm lý cho hay thành tích học tập và công việc của trẻ chịu ảnh hưởng rất lớn từ mối quan hệ của cha và con. Trong trường hợp quan hệ của cha con trở nên nguội lạnh, biểu hiện của đứa trẻ tại trường thường trở nên rất tệ. Thiếu tình thương của cha trẻ cũng dễ bất an trong mối quan hệ giữa các cá nhân, lòng tự trọng thấp và mức độ xung đột cao với những người khác.

Giúp con sáng tạo (Ảnh: shutterstock.com)


4. Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Khi đứa trẻ bắt đầu học cách bò, leo trèo và chạy, người cha phải tương tác nhiều hơn với con mình. Khi cha dành nhiều thời gian hơn để tham gia vào các trò chơi với con, kể chuyện cho chúng nghe, tham gia các hoạt động ngoài trời và nhiều trò chơi trí tuệ khác thì sự phát triển của trẻ nhỏ sẽ vượt trội hơn hẳn.

Là một người cha, bạn đã bao giờ chứng kiến những giọt nước mắt, nụ cười và những bước đi chập chững đầu tiên của con mình hay chưa? Và trong mỗi giai đoạn phát triển, bạn có bao giờ chia sẻ những cảm xúc và trải nghiệm của con mình hay không?

Vai trò chính của người cha đối với trẻ trong xã hội hiện đại ngày nay

Sự hiện diện của người cha rất quan trọng và cần thiết trong gia đình. Trong gia đình có trẻ nhỏ, họ có vai trò làm giảm thiểu tỉ lệ tệ nạn xã hội. Rất nhiều bài báo cho biết: Gia cảnh trở nên tồi tệ hơn khi gia đình thiếu vắng người cha hoặc có cha mẹ li dị hay cha đi làm công tác ở xa,…v.v. Trong hoàn cảnh này trẻ em có khuynh hướng dễ bị nghiện ma túy, bỏ học, nghiện rượu, dính vào tội ác băng đảng, thậm chí có thai ở tuổi vị thành niên,… Tất nhiên cũng có nhiều yếu tố khác góp phần vào những tệ nạn ấy nhưng trong hoàn cảnh xã hội ngày nay vai trò người cha là một yếu tố then chốt mà chúng ta không thể bỏ qua hay xem thường.

Người cha tốt có thể giúp con cái lĩnh hội được nhiều kiến thức tổng quát xã hội bên ngoài, tạo nên sự tin tưởng, thói quen hợp lý trong gia đình và cư xử chừng mực để có thể hòa hợp với mọi người chung quanh.

Hơn nữa, sự có mặt của người cha sẽ giúp con cái giảm bớt thái độ hỗn xược với người lớn hơn, sẽ thúc đẩy con cái học hành khả quan và tiến triển hơn ở trường học. Người cha không những tham gia những việc nhỏ như chơi cùng với trẻ con, đi cắm trại picnic, kể chuyện đọc sách cho chúng nghe, mà còn tham gia những việc lớn như: sơn phết lại nhà cửa, sữa sang lại căn bếp, giải thích những thắc mắc công việc hay tổ chức một chuyến đi từ thiện, v.v…

Luôn ở với cha trong mọi con số (Ảnh: mediabakery.com)


Kỹ năng cần thiết của người cha tốt trong việc giáo dục con cái

1. Thỉnh thoảng cha đóng vai “phản diện” để dạy dỗ con

Ông bà xưa thường nói: “Thương cho roi cho vọt”, nhưng ở cuộc sống hiện đại ngày nay, cha mẹ nên hạn chế áp dụng cách thức này khi trẻ em hư hỏng, thay vào đó  sử dụng phương pháp nuôi dạy trẻ mềm mỏng hơn, mục đích của việc “cho roi cho vọt” là để con cái biết đây là hình phạt nặng nhất đối với chúng.

Nhưng cha mẹ cũng cần nghiêm khắc với trẻ khi cần thiết, hãy tạo ra hình phạt cứng rắn khi trẻ hư hỏng và thể hiện thái độ nghiêm túc trước hành vi khóc ăn vạ của trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu rằng trong cuộc sống “có những điều không phải con muốn là được” và giúp trẻ cứng cỏi hơn.

2. Cha cho con cảm giác thất vọng hơn mẹ, giúp con tự lập và cứng cỏi hơn

“Một đứa trẻ nằm trong nôi khóc, la hét dữ dội, thay vì chạy lại bồng đứa bé lên và dỗ dành như các bà mẹ thì các ông bố cứ để cho trẻ khóc và chỉ nhìn trộm để xem chúng an toàn trong nôi hoặc có nguy hiểm gì hay không mà thôi”

Các ông bố không thích thể hiện điều lo lắng ra mặt một cách thái quá nhưng nhiều bà mẹ thường hay sốt ruột vì tiếng khóc của con mình. Người cha thường cho phép con cái của họ có cảm giác thất vọng nhiều hơn bà mẹ. Tại sao như vậy? Các ông bố cảm thấy điều quan trọng là cho trẻ trải nghiệm và tự thu xếp vấn đề của mình. Đó là cách họ chuẩn bị tinh thần cho con họ khi bước vào đời thực. Hơn nữa, người cha cho rằng việc này sẽ giúp trẻ có kỹ năng tự bảo vệ mình, hình thành tính tự lập và cứng cỏi hơn.

Luôn sát cánh bên cha khi vui buồn (Ảnh: bigstockphoto.com)


3. Cha không để ý đến các tiểu tiết, chỉ nghĩ đến “việc lớn”

Các bà mẹ thường mặc quần áo cho con gái theo cùng một bộ hoặc hợp tông màu vì họ có thói quen đưa mọi thứ vào tiêu chuẩn và cho rằng tất cả mọi thứ phải thật hoàn hảo và họ có suy nghĩ sâu sắc. Nhưng với người cha thì không, cha có  thể cho con gái mặc quần này, áo kia (không đồng bộ, có khi lệch tông), bởi lẽ họ nghĩ rằng mặc sao cũng được miễn là con gái cảm thấy vui vẻ hạnh phúc, ấm áp là tốt rồi. Hơn nữa, các ông bố cho phép mình có những suy nghĩ nhẹ nhàng hơn các bà mẹ và nghĩ  rằng trẻ cũng có kiểu thời trang mới trong cách ăn mặc.

Cha yêu thương con theo cách riêng của mình. (Ảnh: Facebook)


Nhiều người mẹ luôn muốn ngăn nắp trong mọi việc. Với họ, ý nghĩ mọi thứ phải đâu ra đó, ngôi nhà phải nên sạch sẽ, bữa tối đủ dinh dưỡng và những đứa trẻ phải tuân theo đúng lịch trình sinh hoạt, họ không muốn con cái làm rối tung, làm lộn xộn mọi thứ lên. Nhưng người cha thì khác, họ đôi khi có chút lộn xộn, không ngăn nắp bởi vì họ nghĩ đó là thể hiện tính cách phóng khoáng của một người đàn ông mà có thể truyền đạt cho con cái của họ. Người cha có thể dành nhiều thời gian để chơi trốn tìm với con mình, họ có thể dùng giấy để dán máy bay, dùng giấy carton để tạo thành cây kèn và khiến căn nhà rộn rã tiếng cười. Sự đơn giản, thoải mái, tự do, thêm một chút lập dị và không cần phải tuân theo bất kỳ nguyên tắc nào hay trật tự nào có thể là bài học và trải nghiệm quý giá cho trẻ trong tương lai.

Thanh Mỹ

Tags: , ,

Có thể bạn quan tâm