ĐTC Phanxicô: ‘Phân tích xã hội đòi hỏi một sự lựa chọn ưu tiên đối với người nghèo’

Thứ Sáu, 13-12-2019 | 16:10:32

cq5dam.thumbnail.cropped.1000.563

Trong bài phát biểu được chuẩn bị với “Aggiorigai Sociali” một tạp chí Dòng Tên của Ý, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh rằng lựa chọn ưu tiên “trước khi vội vã viện trợ, sự lựa chọn này đòi hỏi chúng ta phải đứng về phía họ, thậm chí ngay cả khi chúng ta nhìn vào sự năng động của xã hội”.

“Đối với các Kitô hữu, việc phân biệt các hiện tượng xã hội không thể tách rời khỏi sự lựa chọn ưu tiên cho người nghèo”. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh điều này trong bài phát biểu gửi tới các biên tập viên và cộng tác viên của tạp chí Dòng Tên của Ý mang tên “Aggiornamenti Sociali”, đã được ĐTC Phanxicô tiếp kiến hôm 6/12 tại Vatican.

Sự lựa chọn ưu tiên đối với người nghèo, tài liệu nhấn mạnh, “trước khi vội vã viện trợ cho họ, sự lựa chọn này đòi hỏi chúng ta đứng về phía họ, thậm chí ngay cả khi chúng ta nhìn vào sự năng động của xã hội. Và người nghèo có rất nhiều điều để dạy chúng ta về điều đó, những giá trị của nó và những sự mâu thuẫn của nó!”.

Nhận xét về phương châm giúp độc giả “tìm đường trong một thế giới đang thay đổi” được lựa chọn bởi những người làm việc cho tạp chí, được ĐTC Phanxicô nói, là một sự phục vụ có giá trị “đặc biệt là trong một thời đại của sự thay đổi nhanh chóng, vốn khiến cho nhiều người hoang mang và bối rối”. Và để định hướng bản thân “ngay cả trong cuộc hành trình của xã hội, chúng ta cần học cách nhận ra tiếng nói của Chúa Thánh Thần, diễn giải những dấu chỉ của Ngài và chọn việc bước đi theo tiếng nói đó chứ không phải những tiếng nói khác”. Và để có được một sự phân biệt trong đời sống xã hội “quả là không đủ để đào luyện sự bén nhạy về tinh thần của chúng ta, vốn là điều không thể thiếu; chúng ta cần những kỹ năng và phân tích cụ thể”, những điều mà tạp chí đã dành không gian bằng cách đề cập đến các vấn đề chẳng hạn như những biên giới mới của đạo đức sinh học và lao động, vấn đề nhập cư, bất bình đẳng xã hội, kinh tế bền vững, việc chăm sóc môi trường, và việc xây dựng thiện ích chung”.

Và nếu như sự lựa chọn ưu tiên cho người nghèo đồng nghĩa với việc “đứng về phía họ”, thì điều này liên quan đến việc lắng nghe họ, “để tiếng nói của họ có thể được bày tỏ”.

Để phân biệt các hiện tượng xã hội, chúng ta cần có sự so sánh, “một phương pháp công nghị tính” vốn được hình thành từ các mối quan hệ, từ việc đối thoại, tham gia vào các sáng kiến và sự kiện cụ thể, cũng như việc tạo sự kết nối. Chúng ta phải nhắm đến sự hội nhập “của những thành phần trong xã hội mà vì nhiều lý do khác nhau đã bị đặt ra bên lề xã hội”; nhắm vào cuộc gặp gỡ giữa các thế hệ; việc thúc đẩy “các cơ hội gặp gỡ và hoạt động chung giữa các Kitô hữu và tín đồ thuộc các tôn giáo khác, cũng như với tất cả mọi người có thành tâm thiện chí”. Điều đó quả là không hề dễ dàng, nhưng “nếu chúng ta không thành công trong việc hợp nhất toàn thể gia đình nhân loại, sẽ không thể tiến hành công cuộc tìm kiếm sự phát triển bền vững và toàn diện”.

Minh Tuệ (theo Asia News)

Dịch bởi dcctvn.org

Tags: