Đức Thánh Cha Phanxicô: “Nạn buôn người đang trở nên ngày càng trầm trọng"

Thứ Ba, 04-04-2017 | 10:25:37

ĐTC Phanxicô đã nhắn nhủ với Hội nghị về “Nạn buôn người” được tổ chức tại Vienna hôm Thứ Hai 3/4 rằng đã đến lúc phải chấm dứt một “thảm kịch đã trở nên ngày càng tồi tệ” đối với nạn buôn bán trẻ em cũng như chế độ nô lệ.

Những lời nhắn nhủ của ĐTC Phanxicô được đưa ra trong một sứ điệp được công bố bởi Linh mục Michael Czerny, SJ – Thư ký của Bộ phận Di dân và Tị nạn thuộc Thánh Bộ Cổ võ sự phát triển con người toàn diện – tại Hội nghị về Liên minh Chống nạn buôn người lần thứ 17 của Tổ chức Bảo vệ và Hợp tác tại Châu Âu (OSCE), diễn ra tại Vienna.

Trong sứ điệp của mình tới Hội nghị của OSCE về nạn buôn bán trẻ em, ĐTC Phanxicô đã gọi vấn nạn này là “một hình thức nô lệ, một tội ác chống lại nhân loại, một sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, và là một tai họa tàn bạo”.

“Viễn tượng đáng buồn của nạn di cư đầy phức tạp ngày nay được đặc trưng bởi” các hình thức nô lệ mới do các tổ chức tội phạm thực hiện việc mua bán nam giới, phụ nữ và trẻ em”, ĐTC Phanxicô cho biết.

ĐTC Phanxicô nhấn mạnh rằng nạn buôn người đã trở nên ngày càng “tồi tệ hơn” và  trong một số trường hợp, có “những chứng cứ đã khiến cho người ta nghi ngờ đối với những cam kết thực sự của một số thành phần có liên quan”.

Lặp đi lặp lại những phát biểu vào năm 2014 trong chuyến hành hương đến Đất Thánh, ĐTC Phanxicô nói, “Hiện vẫn còn rất nhiều trẻ em vẫn tiếp tục bị bóc lột, bị ngược đãi, bị nô dịch, và là nhữn con mồi của vấn đề bạo lực cũng như hành động buôn lậu bất hợp pháp. Vẫn còn quá nhiều trẻ em phải sống cảnh lưu vong, như những kẻ tị nạn tha hương cầu thực, đôi khi mất tích trên biển, đặc biệt là tại vùng biển Địa Trung Hải. Ngày nay, khi thừa nhận về những vấn đề này, chúng ta không thể không hổ thẹn trước mặt Thiên Chúa”.

Hội nghị đang xúc tiến ‘3P’ nhằm mang lại những hành động hiệu quả chống lại nạn buôn người (đó là: prevent, protect, prosecute – ngăn chặn, bảo vệ và truy tố), Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ sung thêm một yếu tố thứ tư, đó là: “partner – hợp tác”.

Nói về mục tiêu ngăn chặn vấn nạn này – ĐTC Phanxicô cho biết – “cần phải thừa nhận rằng rất ít nỗ lực đã được thực hiện nhằm giải quyết ‘nguyên do tại sao’ nhiều người trẻ đang bị lừa hoặc bị rơi vào tay của những kẻ buôn người cũng như trở thành nô lệ”.

ĐTC Phanxicô cho biết “Nguồn cầu và nguồn cung, lần lượt là nguồn gốc sâu xa trong ba vấn đề lớn như: các cuộc xung đột và chiến tranh, suy thoái kinh tế và thiên tai, hoặc những điều mà các nạn nhân phải trải nghiệm: cảnh nghèo đói cùng cực, kém phát triển, bị loại trừ, nạn thất nghiệp và việc thiếu tiếp cận với giáo dục”.

Việc bảo vệ chống lại nạn buôn người – ĐTC Phanxicô cho biết – bắt đầu từ việc bảo vệ các gia đình.

ĐTC Phanxicô nói “mục tiêu cuối cùng” chính là “lợi ích trên hết của những đứa trẻ, trong đó, chiều kích gia đình chiếm một vị thế quan trọng nhất”.

“Việc bảo vệ trẻ em đòi hỏi việc phải bảo vệ các gia đình; do đó, các chính sách cũng như các chương trình phải cung cấp cho các gia đình những công cụ thiết yếu để bảo vệ và nuôi dưỡng con cái của họ trong các tình huống dễ bị tổn thương. Trong số những điều thiết yếu này – tất cả đều nằm trong tầm tay của các quốc gia thành viên của OSCE – đó chính là vấn đề nhà ở tốt, điều kiện chăm sóc sức khoẻ, cơ hội làm việc, giáo dục… “

Đức Thánh Cha tiếp tục nhấn mạnh rằng “sự phức tạp đối với viễn tượng của nạn buôn người toàn cầu khiến cho việc truy tố các hành động buôn người trở nên vô cùng khó khăn”.

Nhưng ĐTC Phanxicô cho biết những người tiêu dùng chính là động lực thực sự đối với nguồn cầu: “Trong khi thừa nhận những nỗ lực của một số quốc gia nhằm trừng phạt những người có trách nhiệm đối với những tội ác như vậy, chúng ta phải ghi nhận một thực tế đáng buồn rằng vẫn còn quá ít trường hợp nơi mà “những người tiêu dùng” cuối cùng cũng phải bị giam giữ. Mặc dù có lẽ họ không phải là những kẻ chủ mưu, thế nhưng chắc chắn họ chính là những tác giả thực sự phải chịu trách nhiệm về các tội ác tàn bạo như vậy”.

Trở lại yếu tố thứ tư mà ĐTC Phanxicô đã thêm vào một trụ nữa đó chính là “quan hệ đối tác”, ĐTC nhấn mạnh rằng cần có sự hợp tác để có thể giải quyết vấn nạn buôn người và những nền tảng của nó nằm trong nguyên tắc bổ trợ.

ĐTC Phanxicô cho biết điều này cho phép các nạn nhân đã quay về với các tổ chức tôn giáo khi họ thiếu niềm tin vào các tổ chức công chúng hoặc lo sợ bị trừng phạt.

“Chúng ta đừng quên rằng các đối tác khác nhau đều có những đặc tính riêng biệt. Nhiều nạn nhân đã quay về các tổ chức dân sự và tôn giáo vì họ đã trải nghiệm và chẳng còn tin tưởng vào các tổ chức công cộng hoặc lo sợ bị trừng phạt hay bị trả thù. Đó là lý do tại sao các tổ chức này thường xuyên phối hợp với các tổ chức như vậy trong việc xây dựng và thực hiện các chương trình có hiệu quả và cung cấp các công cụ cần thiết”.

ĐTC Phanxicô cho biết  “việc gặp gỡ, các mạng lưới, các phương tiện truyền thông xã hội và vấn đề tâm linh chính là một trong những phương tiện hữu ích trong việc thực hiện quan hệ đối tác”.

Tóm lại, ĐTC Phanxicô đã gọi các trẻ em chính là một “dấu chỉ”.

“Chúng chính là dấu chỉ của hy vọng, dấu chỉ của sự sống, và hơn nữa chúng còn là một dấu chỉ ‘chẩn đoán’, một dấu hiệu cho thấy vấn đề sức khoẻ của các gia đình, của cả xã hội và toàn thế giới. Bất cứ nơi nào trẻ em được đón nhận, được yêu thương, được chăm sóc và bảo vệ, thì gia đình được lành mạnh, xã hội trở nên lành mạnh hơn và thế giới sẽ trở nên nhân bản hơn”.

Mọi người có thể đọc nội dung đầy đủ sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi tới Hội nghị của tổ chức OSCE tại đây.

Minh Tuệ (theo Radio Vatican)

Tags: , , ,

Chia sẻ Lời ChúaXem hết

Bài giảng lễXem hết

Bài Giảng Hành HươngXem hết

Thước phim Mục vụXem hết

Tìm kiếm

Lễ Chúa nhật - Lễ Trọng - Lễ DCCTXem hết