Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (gọi tắt là FAO)

Thứ Ba, 04-07-2017 | 18:16:29

Hôm thứ Hai 03/7, ĐTC Phanxicô đã gửi một Sứ điệp đến các tham dự viên dự Đại Hội đồng lần thứ 40 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) tại Roma.

Sứ điệp được tuyên bố bởi ĐHY Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.

Cuối Sứ điệp, ĐHY Parolin chính thức tuyên bố rằng ĐTC Phanxicô sẽ thăm viếng trụ sở của FAO tại Roma nhân Ngày Lương thực thế giới vào ngày 16 tháng 10 năm 2017, theo lời mời của Tổng Giám đốc FAO, ông José Graziano da Silva. 

Dưới đây là Sứ điệp của ĐTC Phanxicô:

Sứ điệp của ĐTC Phanxicô gửi các tham dự viên tham dự Đại hội đồng lần thứ 40 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

Ngày 3 tháng 7 năm 2017

Thưa ngài Chủ tịch,

Tôi xin gửi lời chào trân trọng và thân ái tới ngài cũng như toàn thể các đại diện của các quốc gia thành viên của tổ chức FAO, khi quý vị quy tụ nhân dịp Đại Hội đồng lần thứ 40 của Tổ chức.

Tôi cũng xin gửi lời chào đến ngài Tổng Giám đốc và các nhà lãnh đạo của các tổ chức quốc tế khác trong cuộc họp này nhằm kêu gọi những phản ứng thích hợp đối với các vấn đề liên quan đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và thực phẩm, dựa trên sự trông đợi của hàng triệu người phụ thuộc.

1. Tôi rất lấy làm tiếc rằng hôm nay tôi không thể có mặt cùng với quý vị, như một truyền thống đã được thiết lập kể từ khi bắt đầu sự hiện diện của tổ chức FAO tại Roma. Vì thế, tôi ủy thác cho ĐHY Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, truyền đạt đến tất cả quý vị sứ điệp của tôi, cùng với sự khuyến khích và sự ủng hộ của tôi, cũng như sự tôn trọng và lòng quý mến của tôi đối với những nhiệm vụ đòi hỏi mà quý vị phải thực hiện.

Tòa Thánh theo đuổi chặt chẽ công việc của cộng đồng quốc tế và mong muốn hỗ trợ những nỗ lực của tổ chức nhằm thúc đẩy không chỉ sự tiến bộ hay các mục tiêu phát triển về mặt lý thuyết, mà còn là việc loại bỏ thực tế tình trạng đói nghèo và suy dinh dưỡng. Tất cả chúng ta đều nhận ra rằng ý định cung cấp cho mọi người được có lương thực hàng ngày là không đủ. Thay vào đó, cần phải nhận ra rằng tất cả mọi người đều có quyền đó và vì vậy họ phải được hưởng lợi từ đó. Nếu các mục tiêu mà chúng ta đang tiếp tục đề xuất vẫn còn xa vời, phần lớn phụ thuộc vào việc thiếu một nền văn hoá tình liên đới, không thể tạo ra sự tiến bộ trong bối cảnh các hoạt động quốc tế thường bị ràng buộc với chủ nghĩa thực dụng, lệ thuộc những chỉ số thống kê hoặc mong muốn đạt được hiệu quả mà thiếu ý tưởng liên đới chia sẻ.

Cam kết của mỗi quốc gia để nâng cao mức dinh dưỡng của mình, cải thiện hoạt động nông nghiệp và điều kiện sống của người dân nông thôn, được thể hiện trong việc khuyến khích ngành nông nghiệp gia tăng sản lượng hoặc trong việc thúc đẩy phân phối thực phẩm có hiệu quả. Tuy nhiên điều này vẫn chưa đủ. Hệ quả của những mục tiêu đó đòi hỏi phải thường xuyên thừa nhận quyền của mỗi người được thoát cảnh đói nghèo, chúng phụ thuộc vào bổn phận của toàn thể gia đình nhân loại khi hỗ trợ thực tế cho những người có nhu cầu.

Do đó, khi một quốc gia không có khả năng đưa ra các phản ứng đúng mức độ phát triển, các điều kiện thoát tình trạng đói nghèo, vấn đề thay đổi khí hậu hoặc tình trạng mất an ninh không cho phép điều này, FAO và các tổ chức liên chính phủ khác cần phải can thiệp một cách cụ thể và đồng thời cam kết một hành động liên đới phù hợp. Bởi vì mọi sự tốt lành mà Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa đã ủy thác cho chúng ta có ý nghĩa dành cho tất cả mọi người, có một sự khẩn thiết thúc đẩy sao cho tinh thần liên đới trở thành tiêu chí tạo cảm hứng cho tất cả các hình thức hợp tác trong các mối quan hệ quốc tế.

2. Nhìn thoáng qua tình hình thế giới hiện nay không cho chúng ta một hình ảnh an ủi nào. Tuy nhiên, chúng ta không thể chỉ đơn thuần bận tâm hoặc, tệ hơn, đó chính là việc từ khước. Thời điểm khó khăn rõ trước mắt này phải làm cho chúng ta ý thức hơn rằng tình trạng đói nghèo và suy dinh dưỡng không chỉ là các hiện tượng tự nhiên, hoặc chỉ hình thành ở các khu vực địa lý đã được xác định, mà còn là kết quả của một tình trạng phức tạp hơn, đó là tình trạng kém phát triển do sự thờ ơ của nhiều người hoặc sự ích kỷ của một bộ phận thiểu số. Các cuộc chiến tranh, các hành động khủng bố và việc buộc phải di dời ngày càng cản trở hoặc là điều kiện mạnh mẽ đầy những nỗ lực hợp tác không sao tránh khỏi, mà là hậu quả của các quyết định cụ thể. Chúng ta đang đối phó với một cơ chế phức tạp chủ yếu đè nặng trên những người dễ bị tổn thương nhất, những người không chỉ bị loại trừ khỏi quá trình sản xuất, mà thường bị buộc phải rời bỏ đất đai của mình để tìm kiếm nơi ẩn náu và niềm hy vọng. Tương tự, các quyết định lấy toàn bộ tự do và lương tâm xác định các dữ liệu liên quan đến việc trợ giúp cho các nước nghèo. Điều này hiện đang tiếp tục giảm sút hàng ngày, bất chấp những lời kêu gọi được lặp đi lặp lại khi phải đối diện với các tình huống khủng hoảng đang trở nên trầm trọng hơn mỗi ngày và nổi lên ở các khu vực khác nhau trên hành tinh.

Chúng ta cần lưu ý rằng trong những trường hợp này, quyền tự do lựa chọn của mỗi người phải tính đến tinh thần liên đới đối với tất cả mọi người, liên quan đến các nhu cầu thực tế và việc thực hiện tốt đối với những cam kết đã hứa hẹn hoặc đã tuyên bố. Về vấn đề này, với mong muốn khuyến khích các chính phủ, tôi muốn đóng góp một cách tượng trưng vào chương trình FAO cung cấp hạt giống cho các gia đình ở nông thôn ở những khu vực bị ảnh hưởng bởi các hậu quả giữa các cuộc xung đột và tình trạng hạn hán. Cử chỉ này được đưa ra bên cạnh công việc mà Giáo Hội tiếp tục thực hiện, phù hợp với ơn gọi của mình để cùng sát cánh với những người nghèo khổ trên địa cầu và cùng đồng hành với sự cam kết thực sự của tất cả mọi người.

Cam kết này được đòi hỏi ngày hôm nay bởi Chương trình nghị sự năm 2030 vì Sự Phát triển Bền vững, khi nó nhắc lại ý tưởng rằng vấn đề an ninh lương thực chính là mục tiêu không thể bị trì hoãn thêm nữa. Tuy nhiên, chỉ có nỗ lực được lấy cảm hứng từ tinh thần liên đới đích thực mới có thể loại trừ được số lượng lớn những người bị suy dinh dưỡng và thiếu thốn những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Đây chính là một thách đố rất lớn đối với tổ chức FAO cũng như đối với tất cả các thể chế của cộng đồng quốc tế. Đó cũng chính là một thách đố mà Giáo Hội cam kết sẽ đi tiên phong tiền tuyến.

Hy vọng của tôi là các phiên họp của Đại Hội đồng này có thể mang lại động lực mới cho công việc của Tổ chức, và đồng thời đem lại những phản ứng thực tế cần thiết như mong muốn của hàng triệu anh chị em của chúng ta. Bởi vì họ nhìn thấy nơi hoạt động của tổ chức FAO không chỉ là sự đóng góp về mặt kỹ thuật để gia tăng các nguồn lực và phân phối các thành quả của sản xuất mà còn là một dấu hiệu cụ thể và thậm chí độc đáo của tình huynh đệ giúp họ nhìn về tương lai một cách tự tin.

Nguyện xin Thiên Chúa Toàn Năng, Đấng giàu Lòng thương xót, ban phúc lành cho anh chị em cũng như cho công việc phục vụ của anh chị em, và đồng thời ban cho anh chị em sức mạnh cần thiết để góp phần vào sự tiến bộ đích thực của đại gia đình nhân loại.

Vatican, ngày 3 tháng 7 năm 2017

Phanxicô

Minh Tuệ (theo RadioVatican)

Có thể bạn quan tâm