Suy niệm trong linh đạo DCCT: Tái cấu trúc từ bên trong

Thứ Hai, 11-09-2017 | 21:04:42

“Trong khi luôn luôn duy trì đặc sủng của riêng chúng ta, Nhà Dòng phải thích ứng với cấu trúc và thể chế của mình tùy theo nhu cầu tông đồ đòi hỏi, và phải đáp ứng được từng sứ vụ khác biệt mà vẫn trung thành với đặc sủng riêng của Dòng (HP. 96)

Đem một tâm hồn đến những cấu trúc

Communicanda 1 năm 2004 đưa ra câu hỏi: “Chúng ta muốn nói gì về tái cấu trúc”. Có lẽ chúng ta nhớ câu trả lời: “chúng ta xem tái cấu trúc như là một tiến trình, như là một động lực của sự biến đổi cá nhân và cộng đoàn, khảo sát về các thực tại hiện nay, đánh giá các cấu trúc chúng ta có, và cam kết thay đổi chúng nếu cần thiết để chúng ta có thể trung thành với đặc sủng trong việc phục vụ sứ vụ” (số 31).

Cùng Communicanda 1 gợi lại một thực tế cơ bản: những cấu trúc là để phục vụ từng người và để phục vụ khao khát của họ cho cuộc sống. Tự mình các cấu trúc không có ý nghĩa, trừ khi nó được thổi sinh khí bởi một bầu khí huynh đệ, hoặc nếu nó thiếu động lực của lòng nhiệt thành trong các cộng đoàn trong việc phục vụ sứ vụ. Do đó có một tái cấu trúc bên trong – được hiểu như là một cái gì đó liên quan đến tinh thần chúng ta – các quyết định và nghị định đã hình thành nên nền tảng của tái cấu trúc. Tái cấu trúc từ bên trong này là một điều khó khăn nhất để nhận ra và là điều dễ nhất để coi thường.

Chúng ta hãy nhìn vào những thập kỷ gần đây nhất. Chúng ta thường quen gọi kiểu tái cấu trúc này là ‘sự hoán cải’. Tất cả chúng ta, từ Ban Quản trị Trung ương xuống tới người trẻ nhất, đã giữ lại những yếu tố cơ bản của tái cấu trúc. Không có tái cấu trúc chúng ta không thể có đi bất cứ nơi nào. Các Công hội và các Hội đồng của chúng ta đã nói về sự hoán cải. Chúng ta được quan tâm đến các tài liệu sau cùng của các cuộc họp nói về sự hoán cải, những tài liệu tương tự ấy vẫn được lưu giữ trong văn khố, hoặc tích bụi trong thư viện chúng ta. Một khi tài liệu được soạn thảo, chúng ta trở về nhà suy nghĩ chúng ta đã giải quyết tất cả mọi thứ và quên rằng vẫn còn nhiều việc phải làm. Với thời gian trôi đi một ý nghĩ cam chịu – một cái gì đó giống như sương mù bào mòn những di tích nào đó – đã hình thành trong chúng ta; chúng ta trở nên nhẫn nhục đối với thực tế rằng đời sống của chúng ta sẽ không thay đổi, mà sứ vụ của chúng ta cũng chẳng đổi thay.

Nhưng trong chiều sâu của tâm hồn chúng ta vẫn còn khao khát một cuộc sống mới. Chúng ta đều nhận thức được nhu cầu phải tái khám phá tính đơn giản và những điều thiết yếu – và trong một thế giới đi vào một hướng đối nghịch. Chúng ta ý thức sự thôi thúc của việc loan báo cho thế giới tin vui vừa đẹp vừa cổ xưa. Ngày nay, chúng ta ý thức về tiếng gọi đã làm cho cuộc đời của Anphongsô Ligôri đảo ngược: đến với những người bị bỏ rơi ở bất cứ nơi đâu, ở những nơi Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tập cho chúng ta làm quen với tiếng gọi ‘vùng ngoại biên’.

Thách thức đầu tiên phải thừa nhận rằng chúng ta không thể làm điều này một mình. Chỉ có ân sủng của Thiên Chúa mới có thể ‘tái cơ cấu’ chúng ta từ bên trong. Vẻ đẹp của lời rao giảng tiên khởi vẫn còn nguyên giá trị, trong Chúa Giêsu Kitô, nhân loại đã tham gia một cách tuyệt vời vận mệnh của họ với vận mệnh của Thiên Chúa. Chúng ta phải làm cho những tin mừng này trở thành đáng tin: và chúng ta có thể làm như thể nếu cuộc sống chúng ta được hòa giải với chính nó, với những người khác và với Thiên Chúa, nếu niềm vui lan ra từ sắc mặt của chúng ta, nếu chúng ta có một kinh nghiệm thực sự về việc được Thiên Chúa yêu, nếu các cộng đồng của chúng ta dễ đón nhận, nếu sự hiện hữu của chúng ta đơn giản, nếu các nhu cầu cơ bản của cuộc sống là đủ cho chúng ta.

Lời Chúa là ánh sáng chỉ đường con đi

Lời Chúa Mt 9,14-17: chúng ta hãy nhớ:

  • Sự phong phú của các biểu tượng đã được Chúa Giêsu sử dụng: rượu, quần áo, thực phẩm, việc ăn chay, bầu da rượu, các mảnh vải vá. Chúng là những biểu tượng cổ xưa như con người, chúng gợi lại điều thiết yếu như những quan điểm căn bản khi đối mặt với sự hiện hữu: niềm vui hay nỗi buồn. Đối với người Kitô hữu – những người nhìn thấy nơi Đức Kitô con người được kết hợp sâu sắc với Thiên Chúa, niềm vui sẽ là nhiệt kế liên tiếp đo lòng trung thành đối với Tin Mừng.
  • Sự hiện diện mang tính bí tích của đôi vợ chồng làm tràn đầy tình yêu và sự từ chối điều thỏa hiệp. Sợ hãi khi phải đối mặt với những gì là mới và chưa được công bố, hoặc sự tính toán dẫn chúng ta tới “muốn làm vui lòng tất cả mọi người” trả giá bằng điều mang tính ngôn sứ và công bằng, những điều này luôn luôn không là gì nữa nhưng chỉ là “những mảnh vải vá” kết thúc bằng việc xé nát nhanh chóng chiếc áo choàng rửa tội, và các cách biến đổi làm chua rượu, quà tặng cho chính mình.

Từ truyền thống Dòng Chúa Cứu Thế

Tái cấu trúc từ bên trong có một động từ hơn các động từ khác, điều chỉnh các phạm vi hoạt động của nó: không đặt mình là trung tâm, trong việc bắt chước Chúa Kitô, Đấng “Người vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có” (2Cr 8,9).

Trong vốn từ vựng Dòng Chúa Cứu Thế thái độ này chúng ta gọi là sự từ bỏ. Con tim và tâm hồn được gọi là tự do nội tâm, không phải để sử dụng những người khác, không phải để tìm kiếm thanh danh và không phải để ước mong bất cứ điều gì khác ngoài tình yêu Thiên Chúa, nguồn mạch của tất cả việc phục vụ đúng nghĩa cho đồng loại.

Thánh Anphongsô có rất nhiều dịp để thực hành bài tập luyện này cho linh hồn. Đối với thánh nhân, “việc làm cho Napôli trở nên hy lễ tuyệt đối cho Chúa Giêsu Kitô” (Tannoia) là sự bỏ mình trổi vượt. Nhưng điều đó thì chưa đủ. Những người bạn đồng hành đầu tiên của ngài bỏ rơi ngài tại Scala, trong khi ở Napôli, toàn bộ chủ tâm của ngài trở nên đối tượng của lời chỉ trích và sự nhạo báng. Những người khác tham gia với ngài: nhưng điều rắc rối là nhìn thấy dự án của ngài được thừa nhận bởi Vương quốc Napôli. Đã có một thời Luật Dòng được Đức giáo hoàng phê chuẩn, không phải không có một xuyên tạc chắc chắn nào về mục đích thực sự của nó, Anphongsô đã trở thành “Đấng sáng lập Dòng”. Nhưng cũng đủ cho ngài được bổ nhiệm làm giám mục để cho biết rằng một điều gì đó đang thay đổi các thế hệ mới. Và khi ngài trở về Pagani thôi làm giám mục, sự cay đắng lớn nhất của cuộc đời đã chờ đợi ngài: một kẻ đã liên kết với Regolamento, khiến cho ngài phải chết bên ngoài Nhà Dòng mà đã được Đức Giáo Hoàng nhìn nhận.

Sự bỏ mình thì luôn luôn xé lòng: đối với Anphongsô đó là một bài thực hành liên tục trong việc thống nhất ý chí của mình theo thánh Thiên Chúa. “Thánh ý Thiên Chúa ở trên trời, thánh ý Thiên Chúa ở dưới đất. Thiên đường ở trên trời, thiên đường ở dưới đất”. Đây là một trong những khẩu hiệu yêu thích của ngài, mặc dù đó là sự đau đớn.

Hôm nay chúng ta được mời gọi liên hợp những thách thức của chúng ta về sự bỏ mình. Nó không quá khó khăn để xem tái cấu trúc như là một loại làm rỗng chính mình, Communicanda 2 nói trên Redemption (2006). Và Communicanda 2 tiếp tục : “Sự suy niệm về chủ đề này có nghĩa là một sự từ chối được bén rễ sâu từ trong vinh quang của quá khứ hoặc để chấp nhận những giới hạn của hiện tại trong tinh thần nhẫn nhục. Trong thực tế, chúng ta đang tìm kiếm các hình thức mới của tính liên đới, với mục đích diễn tả lòng thương xót của Thiên Chúa cho những người nghèo bị bỏ rơi”. Việc tìm kiếm những cách thức mới và thực hiện nó cùng nhau kêu gọi một sự tự do nội tâm lớn lao và một khả năng phán đoán sắc bén những điều tốt: khả năng tương tự để cùng nhau tìm kiếm diễn tả thế hệ năm 1740. Đây là những người đã được thành hình bởi văn hóa và tính cách riêng của họ, thường là những người giỏi, và hơn thế họ có thể chia sẻ ý định của họ cho tất cả mọi người trong nhóm, trong việc phục vụ những điều mà họ ấp ủ trong tim, đó là sứ vụ.

Hiến pháp ngày nay

“Trong khi luôn luôn duy trì đặc sủng của riêng chúng ta, Nhà Dòng phải thích ứng với cấu trúc và thể chế của mình tùy theo nhu cầu tông đồ đòi hỏi, và phải đáp ứng được từng sứ vụ khác biệt mà vẫn trung thành với đặc sủng riêng của Dòng (HP. 96). Lời khuyên này cần được đọc cùng với một vài số Hiến pháp khác mà nó có những cấu trúc như là đối tượng của nó: về sự cần thiết để đáp trả những thời đại đang thay đổi (HP. 13); năng động thừa sai (HP. 14); các sáng kiến ​​tông đồ mới (HP. 15).

Chúng ta biết nguy cơ đó là bệnh địa phương của cấu trúc: chúng có xu hướng tự phát là sự bào chữa riêng cho mình. Nói cách khác: nó đã luôn luôn được làm theo cách đó, chúng ta không thể làm điều gì khác; chúng ta đang ở vị trí này trong nhiều thập kỷ và không có ý thức trong việc di chuyển đi nơi khác.

Triệu chứng trong sự liên kết này là việc đặt con số các cộng đoàn chúng ta theo địa lý, như được ghi lại trong các tài liệu về tái cấu trúc. Thông thường các cộng đoàn được thành lập trong một khu vực nghèo hoặc vùng ngoại ô, nhưng trong một vài thập kỷ các cộng đoàn được thành lập ở một vị thế tầng lớp trung lưu chốn thị thành. Chúng ta nên làm gì? Cám dỗ đầu tiên cách chính xác là cám dỗ để bào chữa chính mình: không có tình trạng thiếu việc ở đây và dù sao, với nguồn lực con người ở cách sắp đặt của mình, chúng ta không thể làm khác…

Dưới đây là phần trọng yếu của vấn đề… Chúng ta phải tự hỏi mình, với tất cả tự do nội tâm có thể thực hiện: các cấu trúc của chúng ta có làm cho chúng ta trở nên khác biệt với điều mà Thánh Anphongsô có trong tâm trí cho chúng ta không? Rõ ràng là không phải ai cũng có thể làm những chọn lựa triệt để hoặc những chọn lựa mang tính sáng tạo một cách đặc biệt. Có những anh em lớn tuổi, và những anh em đó sẽ chịu được việc đặt ra các vấn nạn. Nhưng quan trọng là phải đặt ra câu hỏi cho chính mình. Vẫn còn cần thiết hơn nữa để đưa vào một công thức một lời đáp trả, do đó sứ vụ của chúng ta có thể có đặc tính của lòng trung thành sáng tạo (đời sống thánh hiến số 37) được đòi hỏi cho đời sống thánh hiến trong giai đoạn hậu Công đồng.

Kết Luận

Lời cầu nguyện này, được lấy từ “Thực hành yêu mến Chúa Giêsu Kitô” của Thánh Anphongsô (Chương 11).

Con yêu Ngài, Đấng Cứu Chuộc đáng mến của con, con yêu Ngài với tất cả tâm hồn con, và con không khao khát điều gì ngoài việc yêu Ngài trong đời sống này và cho đến muôn đời.

Tình yêu của con, hy vọng, sức mạnh và sự an ủi của con, xin ban cho con sức mạnh để trung thành với Chúa. Xin ban cho con ánh sáng và cho con biết phải tháo gỡ điều gì ra khỏi bản thân con; và ban cho con sức mạnh để con có thể vâng theo Chúa trong tất cả mọi sự.

Xin hãy đến, Giêsu của con, xin chiếm lấy trọn vẹn con người con.

Con xin từ bỏ mọi ham muốn, mọi sự an ủi và tất cả mọi thứ được tạo ra; chỉ mình Chúa là đủ cho con. Xin ban cho con ân sủng để không nghĩ tới bất kỳ điều gì khác ngoài Chúa, Đấng yêu dấu của con và Đấng duy nhất tốt lành của con.

Lạy Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, xin cho con được bền chí thánh thiện. 

Học viện Thánh Anphongsô (theo cssr.news)

Tags: ,

Có thể bạn quan tâm