Đón nhận quà tặng: Con đường của sự Sống thật.

Thứ Bảy, 12-08-2017 | 06:30:54

Có vẻ hơi quá đề cao sự quan trọng của Phương Pháp Rụng Trứng Billings khi ta nói đó là ‘Con đường của Sự Sống’. Là Kitô hữu, chúng ta thường nghĩ con đường của người Môn Đệ là con đường của người theo Chúa Giesu, Đấng đã gọi và mời chúng ta “Đến và Xem” (Gioan 1,39). Những Kitô hữu đầu tiên thường được gọi là những người đi theo một ’Con đường’.

Cho rằng Phương pháp điều hòa sinh sản tự nhiên Billings là con đường sự sống có thể làm người ta không thích học nó. Nếu nó không chỉ là một phương pháp, nếu nó là con đường, có thể tôi không muốn thay đổi đời mình vì một phương pháp được khám phá, hay hình thành vào những năm 1960 và phổ biến vào 1970. Vậy tại sao ta xem Billings như ‘Con đường sự sống’?.

Não trạng hiện nay muốn giảm thiểu sự thật, trong đó có thân xác chúng ta, thành những cỗ máy. Tôi là điều tôi nghĩ, là trí hiểu của mình.Thân xác này không phải là tôi, nhưng là vật sở hữu của tôi. Nghĩa là  thế giới vật chất quanh tôi, và cả thân xác tôi ,chỉ là vật dụng mà tôi có thể điều khiển cách chính xác để đạt được mục đích tôi muốn.Điều này được tỏ lộ ở quan niệm về giới tính hiện nay, đó là con người tự do xác định giới tính của mình ,bất kể giới tính sinh học . Bản chất sinh học của tôi là đàn ông, nhưng tôi nghĩ và chọn là người nữ. Không chỉ tôi hành động hay có thái độ của người nữ, nhưng tôi có thể dùng thuốc hay chịu phẫu thuật để  thay đổi hình thể thân xác mình.

Có nhiều lý do khiến chúng ta đến đây,và khiến cách suy nghĩ này phát triển. Có nhiều nhà triết học,thần học ,khoa học góp phần vào việc xem thế giới , sự thật như một bộ máy vận hành bằng kỹ thuật. điều đáng chú ý là không chỉ những anh chị em không cùng tôn giáo mà cả Kito hữu chúng ta cũng bị ảnh hưởng , nên dù ta tin vào sự thiện hảo của tạo vật do Thiên Chúa tạo dựng, chúng ta sống trong suy nghĩ giảm thiểu mọi sự, cả con người, thành những gì họ làm được và những gì họ làm ra.

Tôi chỉ muốn nhấn mạnh tai sao Phương pháp Billings, và các phương pháp kế hoạch tự nhiên khác, và nhiều phương pháp thực hành có thể làm ta có thói quen sống trong sự thật vốn dẫn đến sự sống dồi dào đã được hứa ban cho ta. (Gioan 10,10). Điều tôi hy vọng là những phương pháp tự nhiên như Phương pháp rụng trứng Billings đem lại câu trả lời thật sự cho những căn bệnh của nền văn hóa hiện đại của chúng ta.

Kỹ thuật, Sự nhàm chán và Nền Văn hóa Sự Chết

Vào năm 1968, ĐGH Phaolo VI ban hành Tông Huấn gây nhiều tranh cãi nhất của Ngài , Sự sống con Người .Trong đó Ngài xác nhận giáo huấn kiên vững của Giáo Hội về tính vô đạo đức khách quan của sự ngừa thai nhân tạo. Tranh cãi quanh bản văn thì nhiều, chưa bao giờ có sự bất đồng quan điểm của người Công giáo được bày tỏ công khai tại thời điểm ấy và về sau  như vậy. Như ở Mỹ, các nhà thần học luân lý tháo bỏ các quảng cáo trong các trang báo thế tục để đăng tải sự không đồng thuận của họ về Giáo huấn tức thời của Đức Thánh Cha. Với các tín hữu Công giáo, đây là giai đoạn rất bối rối, nhiều người tin theo sự dẫn dắt, tư tưởng của  cac nhà thần học, các linh mục hơn là tư tưởng của mình.

Đến nay, gần 50 năm sau khi Tông Huấn được công bố, ta có thể có cái nhìn rõ ràng về  minh chứng của nhiều cảnh báo trong Tông Huấn, khi lời dạy vững bền của Giáo Hội về ngừa thai nhân tạo bị bỏ qua, ngừa thai nhân tạo được áp dụng rộng rãi. Trong đoạn 17, ĐGH Phaolo VI đã viết, với sự áp dụng phương pháp ngừa thai nhân tạo, chúng ta sẽ thấy nỗi lên bất trung trong hôn nhân, luân lý bị hạ thấp, phụ nữ không còn được tôn trọng, sự lạm dụng quyền lực và các nỗ lực khoa học, kỹ thuật sẽ làm chủ tự nhiên .Ngày nay chúng ta chứng kiến rất nhiều điều đã được ĐGH Phaolo VI tiên báo. Lời tiên báo ấy thể hiện nơi sự lan rộng của tình trạng ly hôn, va sự trùng hợp ngẫu nhiên về não trạng văn hóa; nền văn hóa sống chung trước hôn nhân, phá thai được hợp thức hóa; sự lan tràn của phim ảnh khiêu dâm; sự tăng cao các kỹ thuật sinh sản nhân tạo; chấp nhận cách sống đồng tính luyến ái đi cùng với các diễn đàn đòi tái định nghĩa hôn nhân phải gồm các cặp đồng giới và gồm hơn hai người trưởng thành , đó là các hiện tượng của nền văn hóa .

Nếu cho rằng tất cả những điều này phát xuất từ sự lan tràn chống đối Tông huấn thì thật buồn cười và không phù hợp lịch sử, như nhiều sức bật văn hóa khơi nguồn cho cuộc cách mạng này trong đạo đức công chúng và đời tư bắt nguồn từ trước 1968. Tuy vậy, con số những người Công giáo áp dụng ngừa thai, sống chung chạ, ly hôn gần bằng với người không tôn giáo là bằng chứng rõ rệt của sự lan tràn tư tưởng chống đối lại giáo huấn của Giáo hội vào thời ấy. …

Điều này không chỉ là kết quả của sự chối từ Giáo huấn của Giáo hội, mà nó phát xuất từ cách nhìn về thế giới, về cuộc sống; xem sự thật không có ý nghĩa , biểu lộ ở hiện tượng nhàm chán.

Thần học gia R.J. Snell cho rằng ngày nay sự nhàm chán là một trong những tật xấu lan rộng và nguy hại nhất.

Ngay cả những Kitô hữu mộ đạo cũng góp phần vào những điều Thánh GH Gioan Phaolô II đề cập đến trong Tông huấn Evangelicum Vitae , đó là nền Văn hóa sự chết.

Theo Snell, nhàm chán liên hệ với tật xấu “Lười biếng” .

 “Lười biếng được các Giáo phụ xem như ác cảm với mục đích đời ta, không muốn làm bạn với Chúa ; căm ghét những nổ lực và kỷ luật ,tình bạn thiêng liêng (cầu nguyện, ăn chay..) , là sự nghiện việc để tránh khỏi nghe tiếng gọi êm ái của Chúa.”

Thay vì thù ghét, nhàm chán là dửng dưng đối với Thiên Chúa và với Thực tại. Sự vật chỉ có giá trị khi tôi sử dụng được .Điều này thấy rõ ,như lời tiên báo của Chân Phước Phaolô VI trong tông huấn Humana Vitae.

Năm 2017 ở Perth, Tây Úc, có thể dễ dàng nhận thấy hậu quả của nhàm chán. Khuynh hướng kỹ thật hóa làm trầm trọng thêm vấn đề, đó là ta mất đi khả năng  ngạc nhiên trong thế giới tạo vật.Có thể thấy điều này trước nhất nơi thế hệ trẻ .

Triết gia Công giáo, John Cuddle Back mô tả tình trạng này bằng cách chỉ ra, có vẻ nhiều người trẻ không biết cách giao lưu với những người trưởng thành hay với nhau.

Họ không biết thích thú với những trò chơi xưa cũ gắn liền với thời thơ ấu. Có sự thiếu vắng óc tưởng tượng , trong trí lấp đầy những quả chuối và đôi khi hình ảnh tội lỗi, phần đông họ cần các trò giải trí, nhưng  đồng thời vẫn thấy buồn chán, thiếu khả năng giao tiếp, cô đơn,trầm cảm, không thấy vui,không chấp nhận cơ thể mình (như ta thấy ở trào lưu xâm mình, xiên qua cơ thể..) họ không hiện diện trong nhà, tôi có thể thấy được điều này qua 10 năm dạy tại trường Trung học, làm việc ở Đại học—nhưng tôi cho rằng đây không chỉ là vấn đề của người trẻ mà còn là vấn đề của những người lớn như chúng ta.

 Tuy thường bận rộn nhưng ta lại lãng phí thời gian, chúng ta không liên lạc được với nhau, ngay cả với những người thân  yêu, cách cư xử thì hời hợt, ta cắt ngang cuộc đối thoại vì một tin nhắn hay một cuộc gọi, hoặc vì phải check tin nhắn. Thời gian thánh thiêng không còn nữa. Bữa cơm ít người hơn và mang tính kỹ thuật nhiều hơn. Chúng ta luôn sử dụng điện thoại, nghiện những kích thích. 24/7 nes feeds, Netflix, Youtube, Pintrest,…

Có vẻ rất khó để ngồi xuống, chờ đợi mà không chạy đi hoặc trượt trên điện thoại. Chúng ta phung phí thời gian vì những việc vô bổ hơn là ngồi tĩnh lặng. Khả năng chú ý chỉ ngắn ngủi  như sự tham gia vào những gì lướt qua một màn hình. Đó là vấn đề liên quan đến mọi người chúng ta. Thế giới quanh ta hoàn toàn vô nghĩa nên ta tìm cách bận rộn bởi những trò giải trí phù phiếm, và khi sống theo cách này, càng tăng thêm chán nản và hậu quả là ít sống trong hiện tại. Tuy không ai muốn là người hay chán nản, Chesteton cho rằng không có một chủ thể chán nản, nhưng chỉ có người nhạt nhẽo. Theo Snell , buồn chán không chỉ là điều không mong muốn , nhưng là điều khác thường.

Khi chán nản, ta cho rằng thế giới không tốt, nhưng thật ra thế giới này là tốt đẹp. Chúa nói điều này nhiều lần trong Sách Sáng Thế. Ngay cả tội lỗi cũng không phủ nhận sự thiện,dù sự thiện đã bị đảo lộn hay làm hư hại. Hơn nữa nơi Đức Kitô, Thiên Chúa trở thành người như ta, là thành viên của thế giới này, điều đó chứng tỏ thế giới là tốt đẹp và có thật. Trong nhàm chán, ta nói Chúa đã lầm, Người không tạo dựng và cứu chuộc ai cả, hay Người không tốt lành và không đáng được yêu mến. Nhàm chán là không ngừng từ chối những mặc khải của Chúa về sự thật , dù vẫn biết mình có lỗi, đó là sự phản loạn.

Tìm hiểu sâu xa hơn ta thấy sự nhàm chán không chỉ là kết quả của sự tràn ngập và kích dục của các phương tiện kỹ thuật,mà đó là sự thay đổi cách ta nhìn về thực tại, sự hiện hữu; tự nhiên không phải được sáng tạo cách kỳ diệu ,thấm đẫm sức sống của Chúa Thánh Thần. Ngày nay người ta nhìn một vật thành từng phần cấu trúc và chức năng , thế giới này không có ý nghĩa gì hoặc là hư vô.

Tôi muốn nhấn mạnh đến ảnh hưởng của quan niệm về thực tại trên cách sống của chúng ta trước khi tìm một phương dược cho điều này.

 Nhàm chán là một hiện tượng thời đại,nó là hậu quả của việc xem thực tại sâu xa là không ý nghĩa, hư vô. Chủ nghĩa vô thần (nihilism) ít hướng về việc tìm ý nghĩa cho cuộc đời nhưng lại tìm kích thích nơi giải trí và tiêu dùng.

Ta đang sống trong não trạng kỹ thuật hóa luôn nhàm chán ,không có khả năng quan tâm đến bất cứ điều gì . Người quan tâm là người ở bên trong sự vật. Tư tưởng  kỹ thuật hóa cho rằng  không có thế giới nội tâm , con người đơn giản được cấu thành từ những vật nhỏ hơn.

Trong một xã hội được định hình sâu sắc bởi tư tưởng vô thần hay kỹ thuật , nhìn sự vật như một tổng hợp nhiều thành phần và có chức năng vận hành, sẽ tăng thêm khó khăn và làm người ta không thể quan tâm thật sự vào bất cứ điều gì. Sự vật không có thế giới bên trong mà ta thấy được nhưng chỉ gồm những phần nhỏ. John Dewey, nhà giáo dục nỗi danh: “Sự vật chỉ là những gì nó có thể làm và những gì được làm ra”, sự vật tạo nên không có mục đích nhưng chỉ tùy ý muốn của ta áp đặt trên chúng  mà thôi.Tư tưởng này tạo nên cách đối xử của ta đối với đồ vật, và  cả đối với những người than trong gia đình, bạn hữu, tếh giới xung quanh, và cả chính mình; và nó ảnh hưởng đến tương giao của ta với toàn thể thực tại , gồm cả Thiên Chúa.

Sự tách biệt hành vi giao hợp với sinh sản qua ngừa thai nhân tạo không chỉ là hành động mà còn là một nền văn hóa thịnh hành, giảm thiểu những gì tự nhiên, gồm cả con người , là nhân tạo cần được kiểm soát  nhờ kỹ thuật.

Lời tiên tri của ĐGH Phaolô VI trong thông điệp Humanae Vitae, về việc ngừa thai nhân tạo không chỉ là vấn đề luân lý cá nhân, nhưng là kết quả nhận thức về thực tại. Nhàm chán là thể hiện của chủ nghĩa vô thần. Trong trí khôn họ nhận biết có Thiên Chúa, nhưng họ không xem Ngài là Đấng quyền năng có toàn quyền trên vũ trụ và lịch sử, đó là Thiên Chúa tôi kêu cầu khi cần và thờ phượng mỗi ngày Chúa Nhật một giờ, nhưng ngài không ảnh hưởng gì trên tôi , và những việc tôi làm.

Kết quả của cách nghĩ trên làm chúng ta xem hành vi là quan trọng. Sự vật chỉ có ý nghĩa khi tôi tiếp xúc . Tự tôi xác định tôi là ai, tôi tạo ra chính mình và thế giới qua những hành vi can thiệp của chính tôi .

Xã hội chúng ta ca ngợi những người nam và nữ tự khẳng định mình, những người hoàn toàn độc lập, không dựa trên bất cứ ai hay sự vật nào. Theo đó, người có đức Tin là người yếu đuối, không chịu được cái lạnh.

Kinh nghiệm cho thấy điều này không đúng, vì ta được cuốn hút bởi những điều có thật hơn là thế giới lạnh lẽo và máy móc này. Thánh Augustine trong quyển Tự thuật  nhận ra Ngài không thể ngừng khao khát ,đến khi nghỉ ngơi trong Chúa .

Nhà Thần học người Thụy Sĩ Hans Urs Von Balthasa trong quyển “Chỉ có tình yêu đáng tin cậy”, mô tả sự gặp gỡ người khác đánh thức một tình yêu có thật nơi chúng ta hơn là sự độc lập hay ý muốn chúng ta , ông viết:

“Để có được ánh sáng, nhân loại cần gặp gỡ nhau; con người chỉ hiện hữu thật sự khi tương quan với người khác, để có sự hòa hợp trong cộng đồng chung của nhân loại , cần hiểu biết về tha nhân. Con người củng cố chính mình qua sự gặp gỡ. Khi con người diện đối diện nhau , sự thật xuất hiện,sự hiện hữu bỗng trở nên sáng tỏ, trong tự do và ân sủng… sự nối kết nhau làm biến đổi giới hạn của hai người.Thiên Chúa, The Wholly – Other, luôn muốn gặp gỡ con người, và  Người biểu lộ chính mình nơi người khác, người thân cận của bạn .

Điều này hoàn toàn ngược với não trạng kỹ thuật hóa vốn không cần đến người khác, cho rằng tôi xây dựng đời tôi mà không cần những cái ngớ ngẩn quanh tôi. Theo Von Balthasa, chỉ có kinh nghiệm sâu sắc trong sự gặp gỡ với người khác, sự gặp gỡ của tình yêu,mới thức tỉnh chúng ta trong sự thật. Hiện hữu , tự nó chính là tương quan với người khác.Mọi vật hiện hữu là nhờ Thiên Chúa , là Đấng có tương quan,theo Thánh Gioan Tông đồ ,  là Tình yêu. Giờ đây ta thấy đâu là cột mốc của tư tưởng chán chường , kỹ thuật hóa hiện nay.

Chính trong gặp gỡ yêu thương mà ta được đánh thức, bản chất của thực tại không phải là một cơ chế máy móc nhân tạo lạnh lùng, cứng cỏi; nhưng là công việc sáng tạo của Thiên Chúa tình yêu. Balthasa mô tả điều này trong một phân tích mạnh mẽ và tuyệt đẹp, ông viết:

Sau nhiều ngày mỉm cười với con mình, cuối cùng người mẹ nhận được nụ cười đáp trả của con. Bà đã đánh thức tình yêu nơi trái tim con mình ,khi tình yêu được đánh thức , sự hiểu biết bắt đầu thưc dậy: những ấn tượng ban đầu về Mẹ được thu tích . Sự hiểu biết đi vào hoạt động nhờ tình yêu bắt đầu trước đó , do người mẹ khởi động ,chuyển giao.

Phát xuất từ bên trong và hướng về tình yêu, sự hiện hữu của chúng ta là và cần được hiểu như một món quà được trao tặng. thực tại có trật tự và đi trước ý muốn của ta.

Thiên Chúa diễn tả cho con người như tình yêu theo cách giống như người mẹ: Người chiếu tỏa những tia sáng tình yêu trong trái tim con người, và chính những tia sáng đó giúp con người nhận biết tình yêu chắc chắn này .

Cách thức sâu sắc nhất của con người là đón nhận tình yêu, như đứa bé đối với mẹ nó, trước khi hoạt động. Đây không phải là đón nhận cách thụ động, nhưng là cách tích cực, như mẫu gương nơi con người của Đức Maria. Lời thưa ‘ Xin Vâng’ của Mẹ rong ngày truyền tin, sự đón nhận của ý chí, dù Mẹ rất bối rối, giúp Mẹ mở ra đón nhận sự hiện diện cách sống động và thể lý của Thiên Chúa nơi con người Đức Giêsu Kitô, Đấng mang xác thịt trong lòng Mẹ, Đấng được Mẹ cưu mang và trao cho thế giới, khi Mẹ đi thăm bà Elizabeth. Tiếng Vâng của mẹ là khuôn mẫu của thái độ đón nhận mà chúng ta cố gắng noi theo. Mẹ đón nhận trước, và Mẹ ra đi.

 Thái độ đón nhận nằm trong bản chất nhân loại, một nhân loại phát xuất từ tình yêu. Nhưng do hậu quả của tội nguyên tổ và có lẽ do sự can thiệp của kỹ thuật ,máy móc của nền văn hóa hôm nay, ngày càng có nhiều khó khăn trong sự cởi mở trước tha nhân.

 Làm thế nào để ngày càng mở ra và đón nhận ân sủng từ Thiên Chúa?

Vun trồng “ Thói quen sống trong hiện tại” và “ Sự cởi mở để gặp gỡ”

Thần học gia David L. Schindler nói về nhu cầu phát triển thói quen sống giây phút hiện tại—đó là những cách thức hiện diện thường xuyên , hay thái độ mở ra, chấp nhận thực tại như đang có. Hình thành thói quen này là trách nhiệm của mỗi con người , của cộng đồng nhân loại.

Sống với sự mở ra đón nhận người khác như món quà,với sự quan tâm , nhận biết tôi là quà tặng là nhiệm vụ trước mắt, một nhiệm vụ không dễ trong thời đại chúng ta

Làm sao tôi có thể mở ra trước thực tại? Làm sao để tôi quen sống như một quà tặng cho thế giới ? Trong từng hoàn cảnh cụ thể?

Tôi muốn đề nghị nhiều cách thực hành có thể giúp chúng ta hiện diện trong thực tại và sẵn sàng để tương giao với người khác

Như tất cả các thói quen khác, thói quen hiện diện là kết quả của những hành động được nhắt đi nhắt lại— bắt đầu cách thận trọng,vụng về–nhưng dần dần sẽ trở nên cái Aristotle gọi là “bản tính thứ phát” của chúng ta

Như một đứa trẻ tập đi. Bé cố gắng cách vụng về và phải tập trung chú ý. Một người trưởng thành đã bước đi nhiều năm,nhờ những hành động được lập đi lập lại, mới có thể  thành thục trong nghệ thuật bước đi

Một cách thế giúp chúng ta sống với thực tại là cầu nguyện, có thể là Kinh Truyền Tin, Lời Kinh nguyện truyền thống vào lúc 6 giờ sáng, 12 giờ trưa và 6 giờ chiều.

Đức ông Luigi Giussani thay từ “cư ngụ” bằng “đã cư ngụ”, Đức ông muốn nhấn mạnh tuy sự việc Truyền tin diễn ra vào một thời điểm và nơi chốn nhất định, đó không chỉ là sự kiện lịch sử xảy ra trong quá khứ. Với Kito hữu, Chúa Kito hiện diện với chúng ta  khi Người nhập thể trên trái đất nơi Giáo Hội. Chúa nhập thể nơi các Bí tích, trong Tình yêu giữa con người—tình yêu vợ chồng, anh em, bạn hữu,láng giềng, người xa lạ… đặc biệt nơi người nghèo, người bệnh, người đau khổ, người bị cầm tù.

Khi ta cầu nguyện kinh Truyền tin theo cách này, nhớ là Ngôi Lời tiếp tục ở giữa chúng ta, ta nhớ lại sự đón nhận của Đức Trinh Nữ, ta sẽ tập quen dần với thái độ mở ra của Mẹ. Lời ‘ Fiat’ của Mẹ Maria, lời ‘Xin vâng’ không chỉ xảy đến một lần . Mẹ có thói quen thưa Vâng với Chúa, đón nhận ân sủng của Chúa tiếp tục tuôn đổ trên Mẹ,để rồi vào khoảnh khắc quan trọng khi gặp Sứ Thần, Mẹ đã sẵn sàng –hiện diện trong thực tại cách quen thuộc, và Mẹ mở ra với món quà là quyền năng Chúa Thánh Thần.

Vậy cầu nguyện là con đường trước tiên giúp ta có thói quen hiện diện trong thế giới này, nhưng còn có nhiều cách khác.

Những thói quen tốt thường không dễ có được ( khi đạt được cũng dễ mất đi). Thông thường các thói quen này không lãng mạn và bề ngoài  không làm ta thích thú

Tư tưởng kỹ thuật hóa thâm nhập cùng với sự dội bom liên tục của các kỹ thuật mới đã hứa hẹn cho ta một cuộc sống dễ dãi, hứa đem lại nhân đức mà không cần khó khăn khổ luyện để đạt được.Giống như khi trồng trọt ,ta có thể lao động với những điều kiện có sẵn như đất,thời tiết, cây trồng, động vật, côn trùng nhưng ta không thể kiểm soát chúng.

Các Phương pháp điều hòa sinh sản tự nhiên, như Phương Pháp Rụng trứng Billings , giúp ta rèn luyện thói quen sống trong thực tại . Như các phương pháp khác,  Billings đòi hỏi chúng ta nhân đức và kỷ luật. Qua sự quan tâm đến món quà sinh sản, qua sự hiểu biết các chu kỳ và nhịp điệu của cơ thể , ta sống trọn vẹn hơn với thực tại Chúa đã tạo dựng và ban cho ta.

ĐGH Phaolô VI trong Humanae Vitae không chỉ là những lời tiên tri về những gì ảm đạm, nhưng Ngài còn mời gọi các Bác sĩ, các nhà nghiên cứu hướng về các phương pháp về hiểu biết bản chất tự nhiên của cơ thể, giúp các đôi vợ chồng sống trách nhiệm làm Cha Mẹ, với cái nhìn tiên tri, Ngài chỉ ra rất nhiều kết quả tích cực khi áp dụng Kế hoạch gia đình theo tự nhiên, như Phương Pháp Rụng trứng Billings .

Một đời sống kỷ luật cần thiết cho sự khiết tịnh của vợ chồng , khác với tình dục gây tổn thương,đem lại cho con người giá trị cao cả hơn. Tuy nó đòi hỏi một nổ lực liên tục, nhưng đem lại phúc lành, đôi vợ chồng phát triển cách trọn vẹn , trở nên phong phú nhờ các giá trị thiêng liêng. Kỷ luật này đem lại cho đời sống gia đình hoa trái của bình an , thanh khiết, đem lại giải pháp cho nhiều vấn nạn khác, giúp đôi bạn quan tâm đến nhau, giúp cả hai tránh được sự ích kỷ, kẻ thù của tình yêu chân thật, đào sâu ý nghĩa tinh thần trách nhiệm của đôi bạn.

Vì vậy, có thể nói Billings không chỉ là một phương pháp, nhưng là con đường của sự sống, giúp chúng ta mở ra đón nhận món quà thực tại.

 Bài gởi về cho TTMV – DCCT,
Nhóm Billings Sài Gòn,
dịch từ Bulletin Vol 2 , Woomb,  July ,2017

 

Tags: , , ,

Có thể bạn quan tâm